Cá chết bất thường ở Thanh Hoá do "tảo nở hoa"

Từ 5/9 đến 8/9/2016, người dân huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá) đã phát hiện khoảng 50 tấn cá chết bất thường. Kết quả bước đầu được biết, nguyên nhân của vấn đề chính là do hiện tượng "tảo nở hoa" (hay còn gọi là thuỷ triều đỏ).

Cá lồng nuôi ở vịnh đảo Ngọc, xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia bị chết hàng loạt, được bà con ngư dân vớt lên ngày 8/9. Ảnh: Hà Đồng

Ngay sau khi nhận được thông tin từ ngư dân xã Tĩnh Hải, cá hộ nuôi cá lồng xã Nghi Sơn, nhân dân huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá) về việc phát hiện cá chết bất thường, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hoá đã kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình.

Đồng thời, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường, các ngành chức năng, chính quyền địa phương tiến hành lấy mẫu nước biển để xác mình, điều tra nguyên nhân và hướng dẫn chôn lấp cá chết để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá đã tiến hành lấy mẫu nước biển tại khu vực cá chết hàng loạt, khu vực cảng của Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn và nước biển gần bờ để phân tích. 

Kết quả bước đầu cho biết, các nhà chức trách đã phát hiện có một loài tảo Hairoi - Creratium furca nở hoa, gây thuỷ triều đỏ với mật độ đạt khoảng 8 triệu tế bào/1 lít nước biển. Mẫu nước lấy tại cảng của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn phát hiện loài tảo Creratium furca chiếm ưu thế, nhưng mật độ chỉ 500.000 tế bào/lít nước biển. 

Như vậy, Thanh Hoá bước đầu xác định nguyên nhân khiến cá tự nhiên, cá lồng chết là tác động của loài tảo Hairoi - Creratium furca trong nước biển bùng phát với mật độ cao ở quy mô rộng, hay còn gọi là hiện tượng tảo nở hoa. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân, nhưng đối với vùng biển Tĩnh Hải và Nghi Sơn chủ yếu do lượng lớn chất hữu cơ trong đất liền theo nước mưa đổ vào cửa sông ra biển.

UBND tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Tĩnh Gia và các đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi, tổng hợp thông tin về tình hình cá chết trên địa bàn; tổ chức hướng dẫn bà con di chuyển lồng bè còn lại ra khỏi vùng nước bị ô nhiễm; không sử dụng cá chết để ăn hoặc chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm; tổ chức thu gom tiêu huỷ cá chết để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

Hiện, vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt vì vẫn đang trong quá trình tiến hành kiểm tra, phân tích các mẫu nước, mẫu cá trong vùng bị ô nhiễm. 

Đồng thời, UBND tỉnh Thanh Hoá cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ ngành liên quan cử các chuyên gia, các nhà khoa học hỗ trợ tỉnh Thanh Hoá trong việc xác định cụ thể nguyên nhân làm cá chết; hướng dẫn tỉnh cách xử lý hiện tượng thuỷ triều đỏ và bổ sung điểm quan trắc chất lượng nước biển ven bờ khu vực huyện Tĩnh Gia vào mạng lưới chương trình quan trắc môi trường quốc gia hằng năm./.

T.D

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top