Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Bộ Thông tin và Truyền thông phát động Cuộc thi sáng tác biểu trưng “Chuyển đổi số quốc gia”

Dự kiến, vào ngày 5/7/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát động Cuộc thi sáng tác biểu trưng “Chuyển đổi số quốc gia”.

Cuộc thi được tổ chức rộng rãi trên quy mô toàn quốc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước có thể tham dự cuộc thi. Thành viên Ban tổ chức, Hội đồng Giám khảo không được gửi tác phẩm tham gia dự thi.

Tác phẩm dự thi phải khái quát được mục tiêu chuyển đổi số quốc gia là phát triển 3 trụ cột gồm: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó, phát triển Chính phủ số để phục vụ người dân tốt hơn, phát triển kinh tế số giúp người dân giàu hơn và phát triển xã hội số làm cho người dân hạnh phúc hơn.

Màu sắc của logo không quá 4 màu, phù hợp in ấn, phóng to, thu nhỏ, chạm khắc, đắp nổi trên các vật phẩm, chất liệu khác nhau và đảm bảo độ phân giải cao, sắc nét, tương thích khi thể hiện dưới định dạng số và trên các môi trường số.

Logo phải đạt được những yêu cầu về vẽ thiết kế như: đơn giản, thẩm mỹ, dễ nhớ, dễ nhận biết, ấn tượng với công chúng, thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc (thể hiện qua màu sắc, đường nét, bố cục, ý nghĩa…).

Tác phẩm thể hiện trên 1 trang giấy trắng khổ A4 (29,7cm x 21 cm). Mặt trước của trang giấy A4 là logo được in màu, kích cỡ mỗi chiều không quá 15cm đặt giữa trang giấy; phía dưới, bên phải của trang giấy là logo thu nhỏ được in đen trắng, kích cỡ mỗi chiều không quá 3cm. Mặt sau của trang giấy A4, tác giả ghi mã số tự chọn gồm 5 chữ số (Ví dụ: 01234). Mặt trước, mặt sau trang giấy không được ký tên và không được sử dụng bất cứ ký hiệu nào khác.

Tác phẩm phải được cung cấp dưới dạng tệp ở định dạng JPEG, PNG, PDF, SVG có độ phân giải cao (ít nhất 300 pixel) với kích thước file không quá 10 MB, có thể chỉnh sửa và mở, được chứa trong 1 CD hoặc 1 USB.

Mỗi tác giả được gửi từ một đến năm tác phẩm tham gia cuộc thi; mỗi tác phẩm dự thi phải ghi rõ mã số riêng, không trùng mã số với tác phẩm khác.

Hồ sơ dự thi

Hồ sơ dự thi gồm 1 phong bì lớn, ngoài phong bì ghi rõ: Bài dự thi Biểu trưng (logo) "Chuyển đổi số quốc gia" và nơi nhận. Bên trong phong bì lớn, gồm: Phiếu đăng ký dự thi. Mỗi tác giả dự thi đều phải có một phiếu dự thi ghi các thông tin cá nhân của tác giả hoặc tải về từ Cổng thông tin điện tử của Bộ TT&TT (tại địa chỉ  www.ideadx.mic.gov.vn);

Mỗi tác phẩm dự thi phải kèm theo một bản thuyết minh ý tưởng sáng tác (không quá 200 từ); trên bản thuyết minh ghi rõ mã số giống như mã số đã ghi ở mặt sau tác phẩm dự thi và có logo đen trắng, kích thước mỗi chiều không quá 4 cm.

Giải thưởng cuộc thi

Ban tổ chức cấp giấy chứng nhận của Bộ TT&TT cho tác giả, đơn vị đạt giải và tiền thưởng kèm theo là 100.000.000 (Một trăm triệu đồng). Trường hợp không lựa chọn được tác phẩm đạt giải, Ban tổ chức cuộc thi không trao giải hoặc đề nghị tiếp tục kéo dài thời gian dự thi.

Ban Tổ chức nhận tác phẩm dự thi theo 2 hình thức: Tác giả gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến trụ sở Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT; Tác giả gửi hồ sơ trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ TT&TT (tại địa chỉ www.ideadx.mic.gov.vn). 

Dự kiến thời gian nhận hồ sơ từ ngày 5/7/2022 đến ngày 5/9/2022; lựa chọn và chấm giải thưởng được tổ chức từ ngày 6/9/2022 đến ngày 10/9/2022.

Lễ tổng kết trao giải thưởng dự kiến được tổ chức vào tháng 9/2022 tại Hà Nội.

TH

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top