Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng BIDV ký hợp tác phát triển tài chính xanh bền vững

Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng BIDV ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy phát triển tài chính xanh bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Mới đây, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), ông Lê Công Thành - Thứ trưởng Bộ TNMT và ông Lê Ngọc Lâm - Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đại diện hai cơ quan ký kết Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) thúc đẩy phát triển tài chính xanh bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại lễ ký, ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ TNMT nhấn mạnh: Hợp tác giữa Bộ TNMT và BIDV trong các lĩnh vực tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu sẽ thúc đẩy việc hình thành và phát triển trái phiếu xanh, tín dụng xanh; Phát triển thị trường các-bon; Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng các-bon thấp; Các hoạt động truyền thông, tăng cường năng lực trong quản lý đất đai, môi trường, tài nguyên khoáng sản…

Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ TNMT và BIDV nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, thu hút các dòng vốn đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi mô hình kinh tế các-bon thấp và các dự án chuyển đổi năng lượng vì sự phát triển bền vững của đất nước; đồng thời tăng cường vai trò hệ thống tài chính - ngân hàng trong việc thu hút, khuyến khích và hỗ trợ các thành phần kinh tế trong nước tham gia triển khai các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh doanh theo hướng bền vững.

Thông qua Bản ghi nhớ, Bộ TNMT cũng sẽ hỗ trợ BIDV tăng cường năng lực thẩm định rủi ro môi trường, xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro môi trường đối với các dự án, là điều kiện tiên quyết để phát triển các sản phẩm tài chính bền vững theo thông lệ quốc tế và phù hợp với thị trường Việt Nam.

Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV chia sẻ: “BIDV là Ngân hàng thương mại Nhà nước luôn theo đuổi chiến lược phát triển bền vững với trách nhiệm xã hội cao. BIDV đang tích cực thực hiện các kế hoạch chuyển đổi quan trọng cho chính BIDV và cho khách hàng, để cùng xây dựng một tương lai bền vững.

Đại diện Lãnh đạo Bộ Tài nguyên & Môi trường và BIDV ký kết Bản ghi nhớ hợp tác

Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ TNMT và BIDV sẽ phát đi những tín hiệu tích cực về cơ hội đồng hành, liên kết giữa các cơ quan quản lý, ngân hàng thương mại và cộng đồng doanh nghiệp trong thiết lập định hướng phát triển của thị trường, xây dựng các giải pháp và hành động để đảm bảo các vấn đề về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ là những ưu tiên chiến lược trong các lĩnh vực kinh doanh, tài chính và ngân hàng, góp phần thực hiện có hiệu quả chiến lược xanh ở Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết”.

Biến đổi khí hậu hiện được coi là thách thức nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển, dễ bị tổn thương và chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu như Việt Nam.

Tại Hội nghị COP26 tháng 11 năm 2021 tổ chức ở Vương quốc Anh, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 cùng với việc tham gia nhiều sáng kiến, đã thể hiện quyết tâm và trách nhiệm của Việt Nam cùng với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Việc triển khai thực hiện kịp thời các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 sẽ mang lại lợi ích lớn và lâu dài cho sự phát triển bền vững của đất nước, tuy nhiên cũng đòi hỏi huy động nguồn lực tài chính lớn từ xã hội cùng với sự phối hợp triển khai hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, vai trò của hệ thống tài chính, ngân hàng cần được chú trọng như một đòn bẩy, xúc tác để phát triển các hành động, dự án vì khí hậu và giải quyết các thách thức về tính bền vững.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top