Bình đẳng giới trong văn hóa kinh doanh hướng tới phát triển bền vững

00:27 12/03/2022 - Văn hóa xã hội
Ngày 11/3/2022, tại Hà Nội, Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Hội thảo “Bình đẳng giới trong Văn hóa kinh doanh hướng tới phát triển bền vững”.

Toàn cảnh hội nghị

Tham dự hội thảo có: Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Bà Elisa Fernandez Sanze– Trưởng VP Đại diện UN Women tại Việt Nam. Hội thảo thu hút sự tham gia của gần 200 đại biểu tham dự (trực tiếp và  trực tuyến) là đại diện từ các cơ quan, tổ chức có liên quan; các hiệp hội doanh nghiệp và các nữ doanh nhân trên toàn quốc cùng đại diện của các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình trung ương và Hà Nội.

Hội thảo là một trong chuỗi hoạt động của Hội đồng DNNVN chào mừng Ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và hướng tới việc triển khai thực hiện một trong ba đột phá chiến lược của VCCI trong nhiệm kỳ 2021 – 2026, đó là Thúc đẩy xây dựng Văn hóa kinh doanh. Hội thảo thể hiện nỗ lực chung của Hội đồng DNNVN và UN Women Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy việc vận dụng các Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ (WEPs) tại nơi làm việc trong cộng đồng và trên thị trường, góp phần xây dựng văn hóa kinh doanh nhân văn, nâng cao vị thế doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế.   

Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh Chủ tịch HĐ DNNVN phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh Chủ tịch HĐ DNNVN khẳng định: “Với tâm thế của người mẹ, khi phụ nữ làm chủ doanh nghiệp sẽ gửi gắm những tình cảm, khát vọng, dành toàn bộ tâm huyết, trí tuệ và lan tỏa triết lý kinh doanh, đạo đức, văn hóa ứng xử của mình để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và hình thành nên văn hóa kinh doanh của DN trên nền tảng văn hóa truyền thống của dân tộc cùng với sự tuân thủ pháp luật Việt Nam và những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia”

Cũng tại phiên khai mạc hội thảo, Bà Elisa Fernandez – Trưởng VP Đại diện UN Women tại Việt Nam nhấn mạnh : “Trong những năm qua, đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, thiên tai và thảm họa môi trường không những đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn làm các bất bình đẳng hiện có của lao động nữ và doanh nhân nữ trầm trọng hơn. Hơn lúc nào hết, bây giờ là lúc các doanh nghiệp cần phải thay đổi chiến lược và hành động mạnh mẽ để thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong

GS-TS Đinh Xuân Dũng, Nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát biểu thảo luận 

Tham gia chia sẻ tại hội thảo, GS-TS Đinh Xuân Dũng, Nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nêu rõ ý nghĩa to lớn của văn hóa kinh doanh, trong đó bình đẳng giới là một khía cạnh không thể thiếu và mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa kinh doanh với phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trả lời câu hỏi của bà Trần Thị Thu, Chủ tịch Nữ Doanh Nhân Hải Dương, GS-TS Đinh Xuân Dũng cho biết mỗi con người quan hệ với chính mình, quan hệ với gia đình, xã hội, quan hệ với thiên nhiên điều đấy hết sức gắn bó cho nên trong mỗi người xây dựng văn hóa. Cho nên không có một doanh nghiệp từ doanh nhỏ đến doanh nghiệp to cũng phải xây dựng văn hóa như là một nhân tố có yếu tố quyết định chiều sâu về sự phát triển bền vững cùng với sự phát triển kinh tế. Người lao động chính là người phát huy cao độ giữ mình trở thành người có văn hóa và tự giác thực hiện các quy định. Và người lãnh đạo sẽ là người định hướng cho sự phát triển nòng cốt đó.

Phiên thảo luận diễn ra sôi nổi

Tham gia phiên thảo luận chuyên đề Bình đẳng giới trong văn hóa kinh doanh hướng tới phát triển bền vững, các diễn giả: Bà Hà Thị Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội; Bà Trần Thu Trang, Chủ tịch HĐQT Công ty Hanel PT, Chủ tịch Câu lạc bộ Keieijuku, Chủ tịch Tập đoàn nông nghiệp hữu cơ Orgen Corp, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam; Ông Soren Roed Pedersen, Giám đốc  điều hành công ty TNHH Julie Sandlau Việt Nam đã cùng chia sẻ, trao đổi với các doanh nghiệp về các kinh nghiệm thực tiễn, khó khăn trong quá trình xây dựng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, làng nghề, các công ty Châu Âu phải thích ứng ở Việt Nam như thế nào; triết lý kinh doanh và những giá trị cốt lõi trong văn hóa kinh của doanh nghiêp trong đó có tính kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng như chú trọng tới thúc đẩy bình đẳng giới, khơi dậy tiềm lực của phụ nữ trong phát triển bền vững của doanh nghiệp;...

Để thực hiện được quyền bình đẳng giới cũng như xây dựng một văn hóa doanh nghiệp, làng nghề,…  hướng tới văn hóa kinh doanh ở Việt Nam cần cả một chặng đường dài. Không chỉ là những lời nói, bài tập huấn hoặc là những số tay cụ thể mà cần các hành động thực tiễn trong hằng ngày, trong lời nói. Truyền tải đến từng cán bộ, công nhân viên, từ người lãnh đạo cấp cao nhất hay đến người bảo vệ cũng phải nhận thức được.

Lễ ký cam kết ủng hộ các Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ (WEPs)

Để lan tỏa hơn nữa những giá trị tích cực của Bình đẳng giới trong văn hóa kinh doanh, Lễ ký cam kết ủng hộ các Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ (WEPs) đã được diễn ra như một minh chứng cho quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp nữ  trong xây dựng văn hóa kinh doanh hướng tới phát triển bền vững.

Thế Anh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top