Biến chủng Delta: Đe dọa phá vỡ "phòng tuyến" chống dịch toàn cầu

12:36 16/08/2021 - Thế giới
Sau 8 tháng được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ, biến chủng Delta của vi rút SARS-CoV-2 đã lây lan tới hơn 140 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và chiếm hầu hết số ca bệnh liên quan tới Covid-19. Tốc độ lây lan cũng như mức độ nguy hiểm của biến chủng này đang đe dọa phá vỡ "phòng tuyến" chống dịch toàn cầu.

Hệ thống y tế tại nhiều quốc gia đang quá tải do số bệnh nhân Covid-19 tăng mạnh.

Theo các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến chủng Delta đang khiến cả thế giới lo ngại vì khả năng lây lan nhanh. Dù các loại vắc xin hiện có được cho là vẫn hiệu quả với biến chủng này nhưng tính hiệu quả đó không cao đối với những người mới chỉ tiêm 1 mũi vắc xin. Đáng chú ý hơn, biến chủng Delta lây lan nhanh nhất ở những người dưới 30 tuổi, nhóm dân số có tỷ lệ tiêm chủng phòng Covid-19 thấp nhất ở hầu hết quốc gia.

Ngoài tốc độ lây lan, biến chủng Delta còn có khả năng tiêu diệt tế bào mạnh mẽ hơn hẳn các biến chủng phát triển trước đó. Điều này cho phép nó đột phá thành công "hàng rào phòng vệ miễn dịch" ở người.

Ngày 15/8, theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), số trẻ em nhập viện vì Covid-19 đã tăng cao kỷ lục trong ngày 14/8 với 1.900 ca chủ yếu do biến chủng Delta. Đáng lo ngại, trẻ em dưới 12 tuổi chưa đủ điều kiện để tiêm chủng cũng dễ bị nhiễm bệnh hơn, đặc biệt khi biến chủng Delta có khả năng lây truyền cao.

Tại châu Âu, biến chủng Delta chiếm tới 70% số các ca mắc mới. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) dự báo, số bệnh nhân Covid-19 sẽ tiếp tục tăng và có thể cao hơn gấp đôi trong 4 tuần tới, đặc biệt ở người trẻ tuổi. Điều này làm dấy lên lo ngại biến chủng mới có thể cản trở những nỗ lực mà Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thời gian gần đây trong việc giảm ca mắc và tử vong do Covid-19.

Đông Nam Á - khu vực chịu ít ảnh hưởng khi đại dịch mới bùng phát đầu năm 2020 - đang trở thành tâm dịch Covid-19 mới của thế giới cũng do sự lây lan mạnh mẽ của biến chủng Delta. Số ca bệnh tại các nước: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines liên tục tăng ở mức kỷ lục, khiến hệ thống y tế đứng trước nguy cơ khủng hoảng do thiếu ô xy, thuốc men, trang thiết bị y tế và nguồn nhân lực trong các bệnh viện.

Đứng trước những nguy cơ do biến chủng Delta gây ra, nhiều quốc gia đã phải áp dụng những chiến lược mới, trong đó ưu tiên lớn nhất là tăng tốc chương trình tiêm phòng vắc xin. Tại Israel, chính phủ đã triển khai việc nới rộng thời gian phục vụ tiêm phòng qua đêm bắt đầu từ ngày 14/8.

Anh, nước đang đi đầu trong chiến dịch tiêm phòng tại châu Âu cũng lên kế hoạch tiêm mũi vắc xin tăng cường cho 32 triệu dân bắt đầu từ tháng 9. Song song với chương trình tiêm vắc xin, các biện pháp phòng, chống dịch cơ bản vẫn được duy trì dựa trên nguyên tắc nhanh chóng cắt đứt chuỗi lây nhiễm, phong tỏa, truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng, điều trị sớm...

Tại Việt Nam, gần đây nhất, Chính phủ đã thống nhất ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với mục tiêu tiếp tục tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới kiểm soát tốt dịch, không để xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế - xã hội. Theo đó, các biện pháp giãn cách xã hội tiếp tục triển khai nghiêm ngặt, quyết liệt hơn; thực hiện đồng bộ xét nghiệm, chăm sóc, điều trị để giảm tối đa tử vong; khẩn trương tổ chức tiêm vắc xin, bảo đảm tiến độ nhanh nhất, an toàn, hiệu quả...

Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, những thành quả chống dịch mà thế giới đã phải rất khó khăn mới giành được đang bị mất đi và hệ thống y tế ở nhiều quốc gia đang bị quá tải do số ca nhiễm tăng. Sự xuất hiện của biến chủng Delta đòi hỏi cần thêm nhiều nỗ lực hợp tác cùng tinh thần đoàn kết toàn cầu mới có thể đẩy lùi mối nguy hiểm này.

Quỳnh Dương/hanoimoi

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top