Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp tới giới trẻ

“Bất cứ lúc nào các bạn sáng tạo được có thể khởi nghiệp và ngay bây giờ các bạn đang là học sinh có ý tưởng sáng tạo thì có thể khởi nghiệp.

“Bất cứ lúc nào các bạn sáng tạo được có thể khởi nghiệp và ngay bây giờ các bạn đang là học sinh có ý tưởng sáng tạo thì có thể khởi nghiệp. Nếu sáng tạo sản phẩm mới hữu ích cho xã hội thì sẽ có những chuyên gia đánh giá sản phẩm đó và đưa sản phẩm này thương mại hóa".

Đó là chia sẻ của TS Lê Thống Nhất, Tổng Giám đốc Công ty CP Trường học BigSchool tại Chương trình Startup UniTour được tổ chức tại lần đầu tiên tại Đại học Thương Mại, Hà Nội, ngày 21/8.

Đây là sự kiện mở màn cho chuỗi chương trình kết nối - truyền cảm hứng về sáng tạo khởi nghiệp giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với cộng đồng được tổ chức bởi Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam - Bộ Khoa học & Công nghệ và Ban Thanh thiếu niên (VTV6) - Đài Truyền hình Việt Nam.

TS Lê Thống Nhất (áo đen) trong chương trình Unitour

Startup UniTour là chuỗi chương trình có nhiệm vụ giúp kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) với cộng đồng, gồm các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực, các đơn vị truyền thông và đặc biệt lực lượng đông đảo các bạn sinh viên - những nhân tố tiềm năng khởi nghiệp trong tương lai. Chương trình được tổ chức bởi Ban Thanh thiếu niên Đài Truyền hình Việt Nam

Sự kiện có sự góp mặt của 25 gian hàng đến từ các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ tổ chức các hoạt động giới thiệu và quảng bá sản phẩm tại gian hàng của mình. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp startup trực tiếp giới thiệu sản phẩm của mình đến các bạn sinh viên. Khi tham gia hoạt động tại gian hàng của doanh nghiệp, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Chia sẻ về thời điểm khởi nghiệp phù hợp từ kinh nghiệm của bản thân với các startup trẻ cũng như các bạn sinh viên, TS Lê Thống Nhất, Tổng Giám đốc Công ty CP Trường học BigSchool cho rằng: "Thời điểm tốt nhất của khởi nghiệp không phải bao nhiêu tuổi khởi nghiệp mà điều quan trọng nhất đó là khi bạn có một ý tưởng sáng tạo. Ý tưởng sáng tạo này có thể là một sản phẩm cụ thể những cũng có thể là một sự thay đổi dịch vụ nào đó".

Ông đưa ra ví dụ cụ thể từ bản thân đó là mỗi một lần sáng tạo là một lần khởi nghiệp. "Tôi đã khởi nghiệp quá nhiều lần rồi và khởi nghiệp không phải là thời điểm mà khởi nghiệp ở đây tôi muốn nói với các bạn một điều đó là tinh thần sáng tạo. Cứ bất cứ lúc nào các bạn sáng tạo được thì các bạn có thể khởi nghiệp. Ngay bây giờ các bạn đang là học sinh có ý tưởng sáng tạo thì có thể khởi nghiệp".

Câu chuyện thú vị của chính TS Nhất đó là ông hoạt động trong ngành giáo dục và theo ông tự nhận thì bản thân chỉ biết sáng tạo còn kinh doanh thì không hiểu nhiều nhưng ông không sợ. Bởi vì định hướng sản phẩm Bigschool trước hết là sớm đến với các trường học, các em học sinh còn chuyện kinh doanh sẽ có nhiều người sẵn sàng phát triển sản phẩm nếu nó thật sự tốt.

Còn ông Nguyễn Thái Hòa - Giám đốc Chiến lược Tập đoàn VNPT nhận định: "Trước hết, khởi nghiệp cần yếu tố tinh thần mà chúng tôi gọi là "tình" đi trước, sau đó mới đến các giải pháp sáng tạo và cuối cùng chúng ta mới nói đến tiền vốn để đầu tư.

Trong vị trí ban giám khảo của nhiều cuộc thi khởi nghiệp, chúng tôi sẽ đánh giá từ tinh thần, quyết tâm máu lửa của người dẫn dắt dự án đó và tiến tới khả năng tri thức của giải pháp sau đó nói đến khả năng hoàn vốn của dự án".

Ông Thái Hòa cũng chia sẻ thêm cho các bạn trẻ hiểu về khái niệm khởi nghiệp vì thực tế khi tìm kiếm định nghĩa về khởi nghiệp trên internet thì ông nhận thấy ở Việt Nam định nghĩa khởi nghiệp đang bị ghép vào kinh doanh.

"Tôi nghĩ rằng đây là một khái niệm không đủ. Khởi nghiệp ghép và kinh doanh nó rất hẹp so với định nghĩa của từ khởi nghiệp. Ví dụ tôi mày mò nghiên cứu, viết sách, tham gia những chương trình khởi nghiệp lớn, đó là khát vọng của tôi, sự nghiệp cả đời tôi mong muốn cũng có thể là khởi nghiệp. Vì vậy các bạn phải hiểu lại là kinh doanh là một cách của khởi nghiệp chứ đừng quy chụp tất cả đều quay về khởi nghiệp", ông Hòa cho biết. "Khởi nghiệp nên được hiểu bằng cách bắt đầu bằng một công việc, một nghề, một sự nghiêp tạo ra được những giá trị và giá trị này cũng chưa chắc chỉ là tiền".

Startup UniTour được tổ chức hàng tháng dưới dạng các hội trại mở (open fair), lần lượt đi qua 20 trường đại học lớn trên địa bàn cả nước. Mỗi sự kiện của Startup UniTour sẽ có từ 20 đến 30 doanh nghiệp startup được cung cấp gian hàng để tham gia giới thiệu và tổ chức các hoạt động quảng bá thu hút thêm khách hàng cho sản phẩm của mình.

Dự kiến, mỗi sự kiện của Startup UniTour dự kiến sẽ thu hút từ 2.000 đến 3.000 sinh viên và những bạn trẻ yêu thích khởi nghiệp tới tham dự. Ban Tổ chức lựa chọn sinh viên làm đối tượng chính để truyền thông cho sự kiện bởi đây là đối tượng khách hàng tiềm năng của các startup với đặc tính trẻ, năng động và sẵn sàng tiếp cận tính mới. Hơn nữa, đây chính là đội ngũ kế cận và lan toả tinh thần khởi nghiệp.

Liên Cơ

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top