Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang thúc đẩy chuyển đổi số

Ngày 25/5, BHXH tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Người dân sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số để khám, chữa bệnh.

Nhằm triển khai thực hiện kịp thời, thống nhất, toàn diện và có hiệu quả các nhiệm vụ được giao thuộc chức năng của BHXH tỉnh tại Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, góp phần xây dựng Chính quyền điện tử tiến tới Chính quyền số của tỉnh.

Ngày 25/5/2022, BHXH tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Quán triệt đầy đủ, sâu sắc các nội dung trong Đề án đến toàn bộ công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị nhằm nâng cao nhận thức về sự cần thiết phát triển công cuộc chuyển đổi số, phát huy hiệu quả, chất lượng công tác phục vụ, hỗ trợ, đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi của người tham gia BHXH BHYT, BHTN. Xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý BHXH, BHYT, BHTN.

Với mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị. Tăng cường vai trò lãnh đạo của người đứng đầu đơn vị để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số. Phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.

Với những giải pháp chủ yếu: Truyền thông về ý nghĩa, vai trò, lợi ích; nội dung, lộ trình, các hoạt động và kết quả đạt được trong chương trình chuyển đổi số của ngành; thông tin, truyền thông về Kế hoạch thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 của Ngành BHXH Việt Nam, mục tiêu, ý nghĩa, nhiệm vụ, giải pháp và kết quả thực hiện cải cách hành chính; tiếp tục truyền thông, giới thiệu các dịch vụ, tiện ích cho người tham gia và thụ hưởng chế độ, chính sách BHXH, BHYT. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá về Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Tuyên truyền, triển khai phương án kỹ thuật đảm bảo từng bước sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chíp hoặc qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNEID) thay thế thẻ BHYT giấy để khám bệnh, chữa bệnh BHYT.  Thiết lập và phát triển các trang (tài khoản/kênh) trên các nền tảng mạng xã hội như Fanpage, Zalo… phối hợp tạo đường dẫn liên kết giữa Cổng thông tin điện tử BHXH tỉnh Tuyên Quang với Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị liên quan để tạo hiệu ứng lan tỏa nội dung, ý nghĩa, lợi ích của công cuộc chuyển đổi số trong khi tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính về BHXH, BHYT, BHTN.

BHXH tỉnh kết hợp hài hòa các hình thức truyền thông: Tổ chức các hội nghị truyền thông trực tiếp; Truyền thông, vận động trực tiếp từng người hoặc theo nhóm nhỏ (đến từng cụm dân cư, hộ gia đình, khu chợ…); Truyền thông lồng ghép trong các hội nghị tổ dân phố, hội đoàn thể...kết hợp phát tờ rơi, tờ gấp, tài liệu, các sản phẩm mang thông điệp truyền thông về BHXH, BHYT; truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở xã, phường, thị trấn; truyền thông trên môi trường Internet, mạng xã hội như: zalo, facebook…; Truyền thông trên các kênh truyền thông của các cơ quan thông tấn báo chí, các phương tiện truyền thông của ngành; qua ứng dụng VssID-BHXH số; qua nhắn tin, gọi điện tư vấn…; tuyên truyền trực quan, sử dụng pa-nô, áp phích, tranh cổ động, đồ họa thông tin (infographic), đồ họa chuyển động (motion graphics), các vật dụng được in ấn thông tin tuyên truyền, biểu trưng nhận diện thông điệp tuyên truyền về chuyển đổi số liên quan đến lĩnh vực BHXH.

Tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho chức, viên chức, người lao động tại đơn vị, cán bộ thôn, bản, tổ dân phố và các nhân viên đại lý thu. Phát triển kỹ năng số cho các tổ chức và cá nhân thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ số, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ số khi đến giao dịch tại cơ quan BHXH.

Công tác truyền thông về Chuyển đổi số phải được đẩy mạnh có chiều sâu, nội dung truyền thông phong phú và tạo sự lan tỏa rộng lớn đến các tầng lớp nhân dân.

Thái Hưng

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top