Báo chí với di sản văn hóa

Đây là chủ đề buổi Hội thảo khoa học- thực tiễn do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức ngày 15/6 nhân kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2022).

Hội thảo thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu

Hội thảo có sự tham gia của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà khoa học và đặc biệt là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các phóng  viên chuyên theo dõi lĩnh vực di sản văn hóa...

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam nhấn mạnh, trong những năm qua, báo chí Việt Nam luôn đồng hành cùng sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Với 815 cơ quan báo chí in và điện tử, 138 báo, 677 Tạp chí, 72 cơ quan phát thanh truyền hình từ Trung ương đến địa phương, đã và đang trở thành phương tiện truyền thông chủ lực đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực di sản văn hóa, quảng bá tinh hoa văn hóa dân tộc với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế, giới thiệu những việc tốt, người tốt trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tuy nhiên, bên cạnh những việc làm được, hoạt động báo chí và công tác truyền thông về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam cũng bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Dung lượng và thời lượng dành cho di sản văn hóa ở không ít cơ quan báo chí còn khiêm tốn; không ít tờ báo chưa thực sự quan tâm hoặc mạnh tay trong việc bảo vệ di sản của dân tộc; một số tờ báo bộc lộ khuynh hướng thương mại hóa, theo thị hiếu, câu khách làm mờ đi bản sắc văn hóa dân tộc… Nhận thức, kiến thức của một số ít nhà báo về lĩnh vực này còn hạn chế, phiến diện nên việc biểu dương hay phê phán còn hời hợt, công thức, ít hiệu quả, tính chiến đấu chưa cao.

Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan báo chí, nhà nghiên cứu khoa học cũng nhấn mạnh việc cần tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý di sản với truyền thông, báo chí. 

Các tham luận tại hội thảo đều khẳng định, trong nhiều năm qua, báo chí trở thành cầu nối đưa những giá trị di sản văn hóa lan tỏa đến với đông đảo công chúng. Bên cạnh đó, báo chí đã kịp thời cảnh báo, đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, đồng thời tuyên truyền tới cộng đồng cùng chung tay gìn giữ di sản. Các đại biểu đề xuất, thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước, ngành văn hóa cần tổ chức các khóa tập huấn về công tác tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa; tổ chức các chuyến đi thực tế tại di tích, di sản để báo chí có thêm nhiều thông tin cũng như nâng cao kiến thức trong quá trình tuyên truyền về di sản văn hóa.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top