Báo chí Lào ca ngợi tình đoàn kết giữa hai nước

Tạp chí Chân Trời Mới (Anou Mai) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào vừa có bài viết “60 năm quan hệ Lào – Việt Nam, Việt Nam Lào”. Theo bài viết này, Lào hiện có quan hệ ngoại giao với 143 nước trên thế giới, tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước Lào – Việt Nam là mối quan hệ đặc biệt có một không hai. Được ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Xuphanouvong kính yêu tạo dựng và đặt nền móng, được các lãnh đạo cấp cao khác của hai nước Lào – Việt Nam và người dân hai nước dầy công vun đắp, quan hệ Lào – Việt Nam ngày nay đã trở thành mối quan hệ hợp tác mà khó có thể tìm thấy trong lịch sử quan hệ quốc tế.

Tiết mục văn nghệ chào mừng Lễ kỷ niệm kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Lào- Việt Nam, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Lào ở thủ đô Viêng Chăn vào ngày 18/7/2022_Ảnh TTXVN

Theo bài viết, Lào và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 5/9/1962, trải qua 60 năm, tinh thần đoàn kết đấu tranh, tình cảm gắn bó anh em giữa nhân dân hai nước Lào – Việt Nam luôn được thắt chặt và không ngừng đơm hoa kết trái. Thể hiện từ trong đấu tranh đã luôn kề vai sát cánh bên nhau chống kẻ thù chung, trong hòa bình thì chung lưng đấu cật cùng bảo vệ và xây dựng chế độ mới. Sau ngày đất nước được giải phóng, tuy hai nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Lào - Việt Nam đã tiếp nối mối quan hệ thân thiết, dành cho nhau những tình cảm, cùng giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực. Trong tình hình đất nước Lào vừa mới được giải phóng, các thế lực chống đối và quân phản động không ngừng ra sức đánh phá và bao vây.

Ngày 18/7/1977, Lào – Việt Nam đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Kể từ ngày đó, quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào – Việt Nam, Việt Nam – Lào bước sang trang sử mới trong điều kiện mới. Năm 1986, hai nước Lào – Việt Nam đều tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, hai Đảng, hai Nhà nước đã cùng trao đổi và phối hợp trên nhiều nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó rút ra kinh nghiệm để cùng giúp đỡ nhau trong tình hình thực tế. Chính nhờ vậy, mối quan hệ đặc biệt giữa Lào và Việt Nam ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực. Ngày nay, hai nước vẫn tiếp tục tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu từ cấp trung ương đến địa phương nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Hợp tác chính trị - ngoại giao ngày càng được củng cố và tăng cường, điều này giúp thắt chặt hơn niềm tin lẫn nhau giữa các lãnh đạo và nhân dân hai nước. Nhiều bộ, ban, ngành, cơ quan tổ chức cũng như các địa phương của hai nước đã có những cuộc gặp trao đổi kinh nghiệm, phối hợp mở rộng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, thiết thực và hiệu quả. Dự án bộ sách lịch sử quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam (1930-2007) đã được hoàn thành vào năm 2011 và thống nhất lấy năm 2012 là năm đoàn kết Hữu nghị Lào – Việt Nam.

Hằng năm hai nước đều tăng cường gặp gỡ và trao đổi các bài học kinh nghiệm, thường xuyên phối hợp trong công tác đảng, công tác chính trị trong các hoạt động của hai đất nước trong khu vực và trên thế giới nhằm đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước. Hợp tác phát triển nguồn nhân lực đã được mở rộng trên nhiều phương diện nhằm đáp ứng yêu cầu trong việc bảo vệ và xây dựng phát triển của mỗi nước. Hai bên đã ký và triển khai nhiều kế hoạch tổng thể, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021-2030.

Hợp tác quốc phòng – an ninh tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ nhằm đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở mỗi nước, củng cố vững chắc đường biên giới giữa hai nước hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, nhờ đó, tăng cường sự giao lưu, gắn bó, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương biên giới giữa hai nước.

Trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, Việt Nam hiện có 424 dự án đầu tư tại Lào với tổng số vốn đạt 3,57 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào. Về thương mại, hai bên tiếp tục thực hiện cơ chế ưu tiên, giảm thuế suất nhập khẩu hàng hóa của mối nước, tiếp tục phối hợp nghiên cứu mở rộng danh mục hàng hóa được hưởng thuế suất nhập khẩu 0%.

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, Lào đã xây dựng tượng đài tưởng niệm Liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào ở nhiều tỉnh như Xiengkhuang, Oudomxay, Attapeu, Savannakhet, Champasack…để tri ân các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam sang làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào trong giai đoạn giải phóng dân tộc; Xây dưng khu đền thờ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại bản Xiengvang tỉnh Khammoune, Trung Lào.

Trong lĩnh vực y tế, hai bên đã hợp tác trong việc kiểm soát và phòng chống dịch bệnh, cung cấp lương thực và thuốc men, chữa trị và đào tạo các cán bộ trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và trao đổi kinh nghiệm giữa các bệnh viện của hai nước.

Theo Tạp chí Chân Trời Mới, mối quan hệ Lào - Việt Nam là mối quan hệ đặc biệt, khác với mối quan hệ của các nước khác, hai bên luôn giúp đỡ nhau bằng lòng chân thành, vô điều kiện. Những chiến sĩ cách mạng và nhân dân hai nước đã từng kề vai sát cánh chống kẻ thù chung. Máu của các chiến sĩ và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam đã hòa vào nhau trong các trận chiến để có thể giành độc lập cho mỗi dân tộc. Do vậy, đây là mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và đã trở thành quan hệ kiểu mẫu trong sáng trong quan hệ quốc tế và được lãnh đạo của hai nước đánh giá: “là mối quan hệ hiếm có và là tài sản vô giá của hai dân tộc, là quy luật phát triển chung của hai nước trên con đường phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc”.

Bài viết khẳng định mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Lào- Việt Nam không phải ngẫu nhiên mà có và do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp. Như Chủ tịch Kaysone Phomvihane từng khẳng định: “Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào – Việt Nam mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông”.

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top