Thực trạng công tác tín ngưỡng, tôn giáo ở Yên Bái (Bài 1)

21:25 05/08/2021 - Văn hóa xã hội
Tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề nhạy cảm, thu hút sự chú ý của dư luận và cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định kinh tế, chính trị, trật tự xã hội. Xác định vấn đề này, các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh Yên Bái, trong đó có vai trò quan trọng của lực lượng Công an tỉnh Yên Bái trong việc kiên quyết đấu tranh giải quyết những vấn đề nổi cộm bảo vệ sự bình yên của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Công tác tín ngưỡng, tôn giáo ở Yên Bái, thực trạng và những vấn đề cần giải quyết:

Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo tại Yên Bái

Thời gian qua, nhìn chung các tổ chức, tín đồ tôn giáo trên địa bàn tỉnh Yên Bái chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đời sống vật chất, tinh thần của tín đồ tôn giáo được nâng cao, nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và đông đảo quần chúng nhân dân được đáp ứng đầy đủ. Hoạt động tôn giáo được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện, diễn ra ổn định, an toàn, trang trọng, theo đúng nghi thức tôn giáo, đảm bảo quy định của pháp luật, chưa có vụ việc lợi dụng tôn giáo gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Khối đoàn kết đồng bào các tôn giáo được củng cố trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Chức sắc, chức việc các tôn giáo có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, chung tay xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, tham gia các phong trào: “Xây dựng họ đạo tiên tiến, gia đình giáo dân tiêu biểu”; “Khu dân cư không tệ nạn xã hội”; “Xây dựng chùa cảnh tinh tiến, chùa cảnh gương mẫu” và đặc biệt là tham gia cuộc vận động “Treo cờ Tổ quốc tại các cơ sở tôn giáo và nhà riêng của các tín đồ vào các ngày lễ lớn của dân tộc và địa phương” do UBND tỉnh Yên Bái phát động.

Đồng thời xây dựng đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, tuyên truyền, vận động quần chúng tín đồ tham gia các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều tín đồ tôn giáo là tấm gương điển hình tiên tiến, xây dựng sáng tạo các mô hình kinh tế chất lượng cao đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương.

Các đồng chí Lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Công an tỉnh Yên Bái tặng quà cho các chức sắc, chức việc tại Hội nghị phát động thi đua và giao lưu giữa các tôn giáo tỉnh năm 2017

Thời gian gần đây, chức sắc, chức việc các tôn giáo tích cực phối hợp với chính quyền cơ sở vận động quần chúng tín đồ chấp hành nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh covid-19, tạm dừng tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội tập trung đông người tại các cơ sở thờ tự tôn giáo; đồng thời vận động quần chúng tín đồ tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Hậu quả từ tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật

Tuy nhiên, tại một số nơi trên địa bàn tỉnh vẫn còn xuất hiện một số cá nhân lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo hoạt động vi phạm pháp luật, thực hiện hành vi tuyên truyền, tán phát tài liệu, lôi kéo người khác tham gia sinh hoạt các hội, nhóm tín ngưỡng tôn giáo trái pháp luật, một số trường hợp hành nghề mê tín, dị đoan, lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản… để lại những hậu quả khôn lường, gây bất an trong dư luận quần chúng nhân dân. 

Thượng tá: Nguyễn Trọng Chức – Trưởng phòng An ninh – Đối nội triển khai công tác đảm bảo tỉnh hình An ninh tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh

Điển hình như: Hoạt động khám, chữa bệnh của bà Đỗ Thị Huệ sinh năm 1951 tại xã Trực Mỹ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Tháng 8/2006, bà Huệ tự nhận mình theo “Đạo Ngọc Phật Hồ Chí Minh”, tự xưng là “Bác sỹ nhà trời” chuyên khám, chữa bằng khả năng ngoại cảm và có thể chữa được nhiều loại bệnh như: Máu trắng, ung thư, các bệnh liên quan đến gan, tim...

Khi khám, chữa bệnh bà Huệ dùng 3 que hương đang cháy soi vào chỗ đau để bắt bệnh, yêu cầu bệnh nhân thực hiện uống thuốc theo phương pháp “tưởng tượng, há mồm”, uống thuốc sau mỗi bữa ăn, đồng thời phát cho mỗi người một ít tàn hương, bánh, lương khô hoặc trái cây đã làm phép gọi là “lộc trời”…

Mỗi lần khám, chữa bệnh thu từ 50.000 đến 100.000 đồng, ngoài ra bệnh nhân có thể tùy tâm đặt tiền vào ban thờ. Đối với những ca uống thuốc không khỏi, không có hiệu quả bà Huệ yêu cầu bệnh nhân điều trị bằng phương pháp mổ, ví dụ như mổ viêm xoang khoảng 4 triệu đồng/ca, mổ thay tim, thay gan, thay não từ 5-10 triệu đồng/ca. Hình thức mổ đều trên tưởng tượng, mô phỏng, thường gọi là mổ bằng đường âm. Một số người ở xa chỉ cần đến chữa bệnh một lần, những lần sau sẽ hướng dẫn chữa bệnh qua điện thoại.

Đáng chú ý, ngoài việc thăm khám, chữa bệnh bà Huệ còn phát cho bệnh nhân các cuốn sách nói về Ngọc phật Hồ Chí Minh như: Kinh theo đạo Bác; Lời cha răn thế kỷ 21; Kinh theo đạo Bác từ đây dương hồn; Hồn thơ Bác Hồ 1999; Kinh sám hối phật mẫu… và hướng dẫn lập bàn thờ cầu nguyện. 

Chữa trị theo phương pháp của bà Đỗ Thị Huệ đã khiến người bệnh thiệt hại về tiền của, thời gian, công sức, bệnh vẫn không thuyên giảm mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Điển hình như trường hợp của Bà N.T. xã Bình Thuận, Văn Chấn bị u nang buồng chứng và u vòm họng; chị H.T.C xã Hưng Thịnh, Trấn Yên bị tâm thần; ông V.V.D xã Hưng Khánh, Trấn Yên bị suy tim độ 3; bà N.T.K xã Tân Thịnh, Văn Chấn bị sỏi mật đã được “mổ bằng đường âm” … các bệnh nhân không có chuyển biến, sau đó đều phải chuyển đến trung tâm y tế các cấp để được tiếp tục điều trị.

Hoặc vụ việc tinh vi hơn là hoạt động tuyên truyền, lôi kéo người khác tham gia sinh hoạt “Hội thánh của Đức Chúa Trời mẹ” của đối tượng Đào Xuân Giáp, với thủ đoạn lân la tiếp cận làm quen tìm hiểu gia cảnh, xin số điện thoại những người gia đình có điều kiện. Sau đó, các đối tượng tuyên truyền về giáo lý “Hội thánh của Đức Chúa Trời mẹ” làm cho người bị lôi kéo luôn rơi vào trạng thái mê hoặc, dần dần tin theo lời chúng nói. Để trở thành tín đồ của tổ chức, người tham gia phải được “chấp sự” làm lễ “baptem” và khi nghe giảng đạo phải đóng 50.000 đồng cho “trưởng nhóm”; những người sống và sinh hoạt tại “Hội thánh của Đức Chúa Trời mẹ” sẽ được bố trí đi làm các công việc: Nam đi chạy “xe ôm”, nữ đi bán hàng dạo,… cuối ngày đóng tiền cho “trưởng nhóm”; đối với những tín đồ có công việc ổn định ở các cơ quan, doanh nghiệp, công ty thì thu tiền với tỷ lệ 1/10 thu nhập/tháng. 

Thời gian qua, hoạt động của các hội, nhóm tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật đã tác động ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần, vật chất của một bộ phận người dân, các giá trị văn hóa, tín ngưỡng, nét đẹp truyền thống của dân tộc và tình hình an ninh chính trị ở một số địa bàn trong tỉnh.

Một số người khi tham gia tổ chức “Hội thánh của Đức Chúa Trời mẹ” đã dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, từ bỏ phong tục tập quán của địa phương. Cá biệt còn đe dọa, ép buộc người thân tin theo, ở một số điểm dân cư đã và đang có sự phân hoá giữa những người theo và người không theo, nảy sinh khoảng cách, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ. Tôn giáo trái pháp luật đã gây xáo trộn đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của quần chúng nhân dân.

Bằng những luận điệu tuyên truyền mê tín, dị đoan, hoang đường, một bộ phận quần chúng nhân dân theo “Ngọc phật Hồ Chí Minh” và tổ chức “Hội thánh của Đức chúa trời mẹ” thường xuyên tập trung cầu nguyện, bỏ lao động sản xuất, nhiều gia đình trong tình trạng khó khăn, thiếu đói; khi ốm đau, bệnh tật chỉ tin vào cầu nguyện, uống nước thánh… dẫn đến bệnh tật ngày càng nặng, có trường hợp dẫn đến tử vong. 

Đội An ninh, Công an Thành phố Yên Bái thu giữ, kiểm đếm tài liệu của hội nhóm tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật

Qua 02 vụ việc điển hình trên cho thấy: Các đối tượng đã lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện việc truyền đạo trái phép bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, trong đó có việc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, bằng các luận điệu như: Ngày tận thế sắp đến, chia sẻ tình yêu thương, không cần làm gì cũng sẽ được sung sướng… nhằm tác động lôi kéo.

Tinh vi hơn, nhiều đối tượng cầm đầu còn lợi dụng tâm lý lập nghiệp, mong muốn làm giàu của thanh niên, sinh viên để mời họ tham gia vào các lớp học, hội thảo kỹ năng mềm, qua đó, mượn danh để tuyên truyền về tổ chức, lôi kéo người tham gia. Đối tượng bị tác động chủ yếu là người lao động nghèo, sinh viên, học sinh, người có điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn…

Với tình hình phức tạp của hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã vào cuộc giải quyết trả lại sự bình yên cho nhân dân bằng các giải pháp linh hoạt sẽ được chúng tôi đề cập đến trong bài 2, mời độc giả đón đọc.

Hoàng Yên - Việt Anh - Lê Hà

---

Loạt 2 bài: Công tác tín ngưỡng, tôn giáo ở Yên Bái, thực trạng và những vấn đề cần giải quyết:

>>> Thực trạng công tác tín ngưỡng, tôn giáo ở Yên Bái (Bài 1)

>>> Những vấn đề cần giải quyết chấn chỉnh công tác tín ngưỡng, tôn giáo (Bài 2)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top