Bắc Kạn từng bước giảm nghèo bền vững

17:58 27/02/2017 - Kinh tế
Nhìn lại chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, những thành tựu trong công tác xóa đói, giảm nghèo mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Bắc Kạn đạt được đã góp phần quan trọng cải thiện, nâng cao đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Đời sống của người dân tỉnh Bắc Kạn ngày càng được nâng cao khi có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Ảnh: PV 

Hỗ trợ người nghèo tự lực vươn lên

Tùy từng giai đoạn, căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo và điều kiện thực tiễn, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp giảm nghèo khác nhau, song luôn nhất quán theo phương châm tập trung trợ giúp người nghèo tự vươn lên thoát nghèo bền vững.

Các chương trình, mục tiêu về giảm nghèo được lồng ghép, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và toàn tỉnh, có cơ chế, chính sách giảm nghèo phù hợp với từng đối tượng trên cơ sở phân tích nguyên nhân dẫn đến nghèo.

Giai đoạn 2010 - 2015, toàn tỉnh có trên 40.000 lượt hộ được hỗ trợ máy móc, thiết bị và công cụ sản xuất, vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ khai hoang, phục hóa, xây dựng mô hình chăn nuôi, trồng trọt; trên 30.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội...

Các công trình hạ tầng được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện với 820 công trình giao thông, thủy lợi, điện, trường, lớp học, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, nước sinh hoạt tập trung.

Bắc Kạn đã phát huy thế mạnh của từng địa phương trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Ảnh: PV

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm

Các chương trình giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn thời gian qua đã và đang tiếp cận theo hướng hỗ trợ chăm lo trực tiếp toàn diện nhu cầu của người nghèo, thông qua việc thực hiện đa dạng các giải pháp.

Lồng ghép chương trình giảm nghèo với xây dựng Nông thôn mới, huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho người nghèo, đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo thông qua các phong trào “Quỹ vì người nghèo”, “Ngày vì người nghèo”, “Xây dựng nhà đại đoàn kết”...

Đa số hộ nghèo, cận nghèo đã có ý thức, quyết tâm vươn lên, mạnh dạn trong việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Đây là cơ sở để công tác giảm nghèo đạt được những kết quả tích cực theo hướng bền vững.

Những năm qua nhờ cây quýt mà nhiều hộ dân ở Bắc Kạn đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Ảnh: PV

Hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều

Để có kế hoạch cụ thể trong công tác giảm nghèo theo từng năm, mới đây UBND tỉnh Bắc Kạn đã phê duyệt kế hoạch Đề án chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

Trong đó, thay đổi cách làm, thay đổi tư duy, phương pháp tiếp cận trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chính sách, biện pháp giảm nghèo đa chiều là mấu chốt quan trọng được tỉnh đặt ra trong giai đoạn mới.

Chính sách và các dự án giảm nghèo sẽ được triển khai theo hướng giảm dần việc hỗ trợ trực tiếp “cho không”, tăng cường cho vay có điều kiện, có hoàn trả, có thời hạn nhằm nâng cao ý thức, nỗ lực tự vươn lên thoát nghèo của từng hộ nghèo, cận nghèo.

Bên cạnh đó, trên cơ sở rà soát, phân loại các đối tượng nghèo theo các chiều thiếu hụt, công tác giảm nghèo sẽ thực hiện linh hoạt và tập trung vào 5 nhóm giải pháp chính: Nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; thực hiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; an sinh xã hội; nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình; xã hội hóa công tác giảm nghèo.

Các giải pháp thực hiện đồng bộ trong chương trình giảm nghèo đa chiều được kỳ vọng sẽ góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, xây dựng tỉnh Bắc Kạn ngày càng giàu đẹp, văn minh./.

Bích Ngọc

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top