Bắc Giang: Tạo đột phá trong phát triển người tham gia BHXH tự nguyện

Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tạo sự đột phá về phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, thời gian qua, BHXH tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều giải pháp, đặc biệt là công tác tham mưu với UBND tỉnh Bắc Giang trong triển khai "Tháng cao điểm" vận động người tham gia BHXH tự nguyện.

Hội nghị triển khai Tháng cao điểm vận động tham gia BHXH tự nguyện của BHXH tỉnh Bắc Giang.

Năm 2022, chỉ tiêu giao phát triển BHXH tự nguyện đối với tỉnh Bắc Giang là 40.107 người, tăng 135% so với năm 2021. Tính đến hết 30/4/2022, toàn tỉnh có 29.657 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 73,94% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, giảm 726 người so với tháng 12/2021. Như vậy, để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch thì số người tham gia BHXH tự nguyện còn phải phát triển là 10.450 người. Nguyên nhân, do tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; các hình thức tổ chức các Hội nghị tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHXH tự nguyện gặp rất nhiều khó khăn…

Đứng trước những khó khăn trên, lãnh đạo BHXH tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai “Tháng cao điểm vận động nhân dân tham gia BHXH tự nguyện”; giao chỉ tiêu cho UBND các huyện và yêu cầu UBND cấp huyện giao đến từng xã, phường thị trấn trong “Tháng cao điểm”; cập nhật số liệu hằng ngày, giao ban kiểm điểm hằng tuần về kết quả vận động nhân dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT trên địa bàn; báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh (15h thứ năm hằng tuần); đồng thời, tham mưu tổ chức Lễ phát động và phân công các thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện “Tháng cao điểm” tại các huyện, thành phố.

Cùng với đó, trong “tháng cao điểm” BHXH tỉnh chỉ đạo triển khai linh hoạt hình thức truyền thông trên địa bàn tỉnh, từ đó, lan tỏa, củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân về chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự quyết liệt của BHXH tỉnh sau gần một tháng triển khai, thực hiện “Tháng cao điểm”, nhận thức của người dân về BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực, số người tham gia BHXH tự nguyện tăng nhanh, tính đến ngày 27/5/2022 đã có 3.611 người tham gia mới, vượt chỉ tiêu được giao trước gần 01 tuần, đạt 124,5 Kế hoạch tháng cao điểm, lũy kế số người tham gia là 33.266 người, đạt 83% kế hoạch năm 2022; các huyện, thành phố hoàn thành và vượt chỉ tiêu Kế hoạch, một số huyện đạt kết quả cao như: Việt Yên vận động được 601 người, đạt 158,16%, Lục Ngạn đạt vận động được 488 người, đạt 145,6%, Yên Dũng đạt vận động được 363 người, đạt 136,98%…;

Kết quả trên là sự nỗ lực quyết tâm của tập thể công chức, viên chức BHXH tỉnh Bắc Giang trong việc chủ động tham mưu, tổ chức triển khai “Tháng cao điểm” vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện nhằm hướng tới BHXH toàn dân, đồng thời cũng là động lực lớn để BHXH tỉnh Bắc Giang sớm hoàn thành Kế hoạch năm 2022 do BHXH Việt Nam giao, là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển phát triển người tham gia BHXH tự nguyện.

Trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được, những tháng cuối năm 2022, BHXH tỉnh Bắc Giang tiếp tục tranh thủ sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT, đảm bảo chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. Thường xuyên rà soát, xác định đối tượng tiềm năng cần phải tuyên truyền vận động nhằm duy trì bền vững quá trình tham gia.

Phát huy tối đa các kênh đại lý (Bưu điện, Hội phụ nữ, xã…) trong việc tuyên truyền, kiên trì, bền bỉ vận động theo hình thức “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, “mưa dầm thấm lâu”… đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân đối với chính sách BHXH tự nguyện.Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, cải cách thủ tục hành chính; đa dạng các hình thức, phương thức nhận hồ sơ, trả kết quả, thu tiền đóng, chuyển tiền đóng vào quỹ, tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với người tham gia BHXH tự nguyện. Tiếp tục phát động các phong trào thi đua trong cán bộ, CCVC vận động, nhân dân tham gia BHXH tự nguyện năm 2022.

Hải Hưng

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top