Bà Clinton sẽ rắn hơn Obama trong chính sách Biển Đông

22:06 15/08/2016 - Thế giới
Với kinh nghiệm của một cựu ngoại trưởng, bà Clinton hiểu rõ tầm quan trọng của an ninh ở Biển Đông và sẽ thể hiện sự cứng rắn hơn, theo các chuyên gia.

Bà Clinton được cho là sẽ nỗ lực thúc đẩy chính sách của ông Obama ở châu Á. Ảnh minh họa: PBS

"Nếu trở thành tân tổng thống Mỹ, bà Clinton ở mức độ nào đó sẽ thể hiện sự kiên quyết hơn trong chính sách với Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề Biển Đông", Giáo sư Michael Desch, Giám đốc Trung tâm An ninh quốc tế thuộc Đại học Notre Dame, Mỹ, trao đổi với VnExpress về chính sách của ứng viên đảng Dân chủ.

Đánh giá này của ông Desch nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia về chính sách đối ngoại Mỹ, những người đang theo dõi sát cuộc cạnh tranh gay gắt giữa bà Clinton và đại diện đảng Cộng hòa Donald Trump.

Ông Philip Levy, chuyên gia chiến lược tại Đại học Northwestern, Mỹ, cho rằng ứng viên của đảng Dân chủ sẽ đặt mối quan tâm lớn vào chính sách xoay trục của Tổng thống đương nhiệm Obama. Một trong những kiến trúc sư của chính sách này, ông Kurt Campbell, gần đây được nhiều người dự đoán sẽ đóng vai trò chính trong nhóm chính sách đối ngoại của bà Clinton nếu bà thắng cử. Dù vẫn duy trì cái tên "Xoay trục/tái cân bằng" hay dưới cái tên khác, bà Hillary sẽ tiếp tục nhìn nhận châu Á là một khu vực có vai trò quyết định với lợi ích của Mỹ.

"Với kinh nghiệm của một cựu ngoại trưởng, bà ấy hiểu rõ xung đột tiềm ẩn có thể bùng phát ở Biển Đông. Bà sẽ chú ý tới vấn đề này ở mức độ nó xứng đáng", ông Levy nói.

Dự báo về xu hướng cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông nếu ứng viên Clinton thắng cử, Phó Giáo sư Trevor Thrall, chuyên gia tại Đại học George Mason, đánh giá mối quan hệ giữa hai cường quốc sẽ vẫn duy trì kiểu hiện nay. Điều đó có nghĩa hai bên vẫn kiểm soát tình hình để xung đột không đến mức độ bùng phát. Việc duy trì chiến lược của Mỹ ở châu Á cũng bao gồm tăng cường các mối liên minh với các đối tác ở khu vực này.

"Bà Clinton sẽ tiếp tục duy trì chính sách xoay trục châu Á nhằm ngăn Trung Quốc kiểm soát Biển Đông. Bà ấy tin tưởng mạnh mẽ rằng Mỹ đóng một vai trò quyết định ở Thái Bình Dương, tương tự như ông Obama", ông Thrall nói.

Về triển vọng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các chuyên gia đánh giá di sản của ông Obama vẫn có cơ hội được bà Clinton phê chuẩn dù đang có nhiều trở ngại. 

Ông Thrall lưu ý cuối tuần qua cựu ngoại trưởng nhắc lại bà sẽ bác bỏ TPP vì nó làm "người lao động Mỹ mất việc và lương của họ giảm", khi phát biểu trong chiến dịch vận động ở Warren, bang Michigan. Tuyên bố này khiến việc thông qua TPP trở nên khó khăn hơn nếu như nó không được phê chuẩn trước khi bà nhậm chức. 

David Shulman, nhà kinh tế học cao cấp thuộc tổ chức dự báo uy tín UCLA Anderson Forecast, Mỹ, đánh giá ứng viên của đảng Dân chủ sẽ không ủng hộ TPP chừng nào nó chưa được đàm phán lại về một số điểm. Do những ý tưởng thương mại cứng rắn của Donald Trump và Bernie Sanders, TPP đã trở thành chủ đề được tranh luận nhiều ở Mỹ. Bà Clinton cần phải trở thành một nhà thương thuyết giỏi hơn Obama trong Quốc hội Mỹ để có các lá phiếu ủng hộ của đảng Cộng hòa. 

"Việc này sẽ khó khăn", ông Shulman nói.

Đồng tình với ý kiến này, Phó giáo sư Thrall cho rằng ứng viên Trump của đảng Cộng hòa và ông Sanders đã tạo nên tâm lý chống TPP lớn ở Mỹ, do đó bà Clinton có thể không giúp TPP được thông qua đồng thời với việc tuyên bố bảo đảm việc làm cho người lao động Mỹ, xét về phương diện chính trị. Kể cả khi các thành viên của đảng Dân chủ giành được nhiều ghế hơn ở Hạ viện và Thượng viện trong năm nay, sự ủng hộ cho hiệp định cũng ít hơn so với thời kỳ Obama làm tổng thống.

Ông Levy cho rằng công chúng cần xem xét TPP đúng như những gì bà Clinton đã tuyên bố, rằng hiệp định cần được đàm phán lại. Tuy nhiên, bà ấy cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ của Mỹ với châu Á - Thái Bình Dương và TPP có vai trò trung tâm ở đó. Vì thế ông trông đợi cựu ngoại trưởng sẽ có những nỗ lực để soạn lại TPP nhằm đưa hiệp định có thể được chấp thuận.

"Tôi tin rằng bà Clinton sẽ tạo nên một số thay đổi trong TPP để tìm ra điểm bà có thể ủng hộ, chẳng hạn như các chương trình đào tạo lại nhằm nâng cao cho các công nhân bị ảnh hưởng bởi tự do thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó các tiêu chuẩn lao động khắt khe hơn, những bảo đảm cho bảo vệ môi trường và cơ chế ngăn chặn thao túng tiền tệ cũng có thể nằm trong số này", ông Thrall nói./.

Nguồn: VNE

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top