Agribank tiên phong đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao

09:33 21/08/2024 - Kinh tế
Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trọng tâm, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) là lĩnh vực được ưu tiên, với nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững.

Phát triển nông nghiệp CNC là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay và là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trọng tâm, trong đó nông nghiệp ứng dụng CNC là lĩnh vực được ưu tiên, với nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững.

Với vai trò chủ lực phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, hằng năm, Agribank luôn dành 60-70% tổng dư nợ đầu tư cho lĩnh vực này và chiếm trên 50% thị phần tín dụng dành cho "tam nông" hiện nay.

Ưu tiên nguồn vốn phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp CNC Agribank không ngừng nỗ lực cải tiến quy trình, áp dụng công nghệ, rút gọn thời gian thẩm định dự án, phương án vay vốn, đồng thời tiết giảm chi phí để mở rộng vốn cho đầu tư tín dụng, giúp khách hàng tiếp cận vốn vay một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, Agribank phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các bộ, ban, ngành nhằm triển khai các dự án phát triển nông nghiệp CNC, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Agribank đang tích cực thực hiện chính sách về thúc đẩy ngân hàng xanh, cam kết áp dụng tiêu chuẩn ESG và tích hợp vào chiến lược kinh doanh để góp phần xanh hóa hoạt động ngân hàng, bảo vệ môi trường và hỗ trợ cộng đồng.

Agribank tiếp tục được vinh danh "ngân hàng hỗ trợ đầu tư nông nghiệp công nghệ cao tiêu biểu".

Agribank là ngân hàng tiên phong dành nguốn vốn 50.000 tỷ đồng để triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Theo đó, giảm lãi suất cho vay từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm cho khách hàng tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch. Bên cạnh đó, khách hàng vay vốn theo chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch của Agribank được miễn, giảm các loại phí dịch vụ… Doanh số cho vay từ khi bắt đầu triển khai chương trình của Agribank đã đạt trên 25.000 tỷ đồng.

Agribank tích cực và chủ động tham gia các chương trình, đề án, dự án như: Đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và giảm phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030; dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học; dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững; quản lý rủi ro thiên tai; hỗ trợ nông nghiệp carbon thấp; cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; điện gió; đưa vốn tín dụng vào công cuộc chống hạn, mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long… Nhiều vùng nông nghiệp sạch, nông nghiệp CNC đã được phát triển từ nguồn vốn Agribank.

Những nỗ lực của Agribank trong phát triển lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp CNC đã được cụ thể hóa bằng những mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp CNC được phát triển từ Bắc vào Nam mang lại sự phát triển ổn định về kinh tế cho nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp.

Một số vùng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp CNC từ nguồn vốn Agribank như: Dự án nhà máy chế biến rau quả thực phẩm, nông sản xuất khẩu tại An Giang, Vĩnh Long (doanh số cho vay hơn 4.100 tỷ đồng); các dự án nuôi tôm giống, tôm thịt, nuôi bò sữa tại Ninh Thuận (doanh số cho vay hơn 3.700 tỷ đồng); dự án chế biến và kinh doanh lúa gạo tại tỉnh Đồng Tháp (doanh số cho vay gần 2.300 tỷ đồng); các dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi sạch tại tỉnh Hà Nam (doanh số cho vay gần 5.000 tỷ đồng); các dự án chế biến thủy, hải sản tại Hải Phòng, Kiên Giang (doanh số cho vay của Agribank trên 3.500 tỷ đồng).

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao do Agribank đầu tư đã mang lại hiệu quả thiết thực như: trồng rau, hoa, quả (Lâm Đồng), chế biến rau quả (Ninh Bình), cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), chăn nuôi (Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Nam, Đồng Nai…), trồng hoa lan, nuôi bò sữa (Củ Chi), thức ăn, chăn nuôi heo, gà đẻ trứng (Bình Phước, Thanh Hóa), chanh dây, hoa quả và rau an toàn ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên (Đăk Nông, Kon Tum), thanh long theo tiêu chuẩn VietGap (Bình Thuận)…

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC cần vốn đầu tư rất lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư sản xuất giống cây trồng, nhập thiết bị, đào tạo nhân lực và tiêu thụ sản phẩm. Chính vì lẽ đó, việc Agribank hỗ trợ vốn có vai trò quan trọng trong việc tái cơ cấu nền nông nghiệp, mang lại ý nghĩa và lợi ích rất lớn cho người nông dân.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chính vì thế, đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao theo định hướng của Chính phủ, ngân hàng là mục tiêu quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Agribank, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Bảo Châu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top