ABBANK đặt đích đến 1.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2025 

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025; đồng thời đưa ra mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.

Đại hội đồng cổ đông ABBANK đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với các chỉ tiêu tài chính quan trọng, gồm: Lợi nhuận trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 131% so với thực hiện năm 2024; tổng tài sản đạt 200.000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2024; huy động từ khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt 115.458 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2024; dư nợ tín dụng đạt 127.810 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2024 (được điều chỉnh theo cơ chế điều hành tăng trưởng tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước - NHNN)

Ngân hàng tiếp tục kiểm soát chặt tỷ lệ nợ xấu, duy trì ở mức dưới 3% theo quy định của NHNN tại Thông tư số 11/2021/TT-NHNN và phấn đấu hạ giảm mức nợ xấu xuống 2%.

Chủ tịch HĐQT ABBANK Đào Mạnh Kháng phát biểu khai mạc đại hội đồng cổ đông ABBANK 2025.

Nhận định về kế hoạch năm 2025 của ABBANK, ông Đào Mạnh Kháng, Chủ tịch HĐQT chia sẻ: “ABBANK đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ hơn cho năm 2025 trên cơ sở những nền tảng đã gây dựng những năm qua, phát huy từ những điểm sáng đã đạt được cũng như những hành động chuyển đổi quyết liệt trong năm 2024.

Song song đó, ABBANK sẽ tiếp tục củng cố nội lực, tăng tốc chuyển đổi số và đặt trọng tâm vào việc thực thi chiến lược phát triển bền vững trong năm 2025. Chúng tôi tin rằng, với sự đồng hành của cổ đông, đối tác, khách hàng và cộng đồng, ABBANK sẽ tiếp tục đạt được những bước tiến vững chắc, mang lại giá trị tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng”.

Báo cáo tại đại hội đồng cổ đông, ABBANK sẽ tập trung vào 5 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 bao gồm: Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh nền tảng, tái cấu trúc mạng lưới kinh doanh hướng tới tăng trải nghiệm khách hàng; Tinh gọn và tối ưu hóa bộ máy vận hành nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả và đáp ứng xu hướng phát triển hiện đại; củng cố và tăng cường năng lực kinh doanh, đặt khách hàng làm trung tâm trong kỷ nguyên số hóa; Tăng cường quản trị rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo nền tảng an toàn cho tăng trưởng tín dụng bền vững, tiếp nối cam kết về việc xây dựng một tổ chức tài chính đáng tin cậy và hiệu quả; thúc đẩy đổi mới thông qua việc triển khai các sáng kiến phát triển bền vững tuân theo tiêu chuẩn ESG, góp phần tạo dựng một môi trường tài chính toàn diện và trách nhiệm.

Ông Phạm Duy Hiếu, Tổng Giám đốc ABBANK báo cáo kết quả kinh doanh 2024 và kế hoạch kinh doanh 2025.

Năm 2025, ABBANK chú trọng đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững thông qua am hiểu sâu sắc thị trường vi mô tại các địa bàn trọng điểm, đồng thời thấu hiểu nhu cầu khách hàng để thiết kế các giải pháp tài chính chuyên biệt, đáp ứng nhu cầu từng phân khúc. Chiến lược “am hiểu khách hàng” đã góp phần mang lại những kết quả kinh doanh tích cực của ABBANK trong năm 2024, tăng trưởng số lượng khách hàng mục tiêu ở cả hai nhóm KHCN và SME lần lượt là 7,17% và 4,81% so với cùng kỳ 2023.

Đặc biệt, việc cung cấp các giải pháp tài chính tiện ích, liên tục cải tiến nâng cao trải nghiệm của khách hàng với những tính năng thuận tiện trên ứng dụng ngân hàng số đã giúp quy mô giao dịch trên kênh số ghi nhận sự tăng tăng trưởng tốt, với số lượng khách hàng giao dịch tăng 11,8% và số lượng giao dịch trên kênh số tăng 70,08% so với năm 2023.

Tiếp nối sự ra mắt thành công của ứng dụng ngân hàng số dành cho khách hàng doanh nghiệp (ABBANK Business), tháng 12/2024, ứng dụng ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân hoàn toàn mới do ngân hàng tự phát triển mang tên ABBANK đã hoàn thành mang đến sự đón nhận tích cực, dự kiến sẽ hoàn thiện việc chuyển đổi khách hàng cá nhân lên nền tảng ứng dụng số mới, thay thế hoàn toàn cho ứng dụng AB Ditizen hiện tại trong quý II/2025.

Cổ đông ABBANK nêu lên các câu hỏi với chủ tọa đoàn và chia sẻ ý kiến về các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.

Trong khuôn khổ đại hội, cổ đông ABBANK cũng thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2024, tiếp tục thống nhất để lại toàn bộ số lợi nhuận còn lại chưa phân phối nhằm bổ sung nguồn vốn thực hiện kế hoạch chiến lược, tạo tích lũy nội tại để tăng vốn điều lệ trong tương lai. Năm 2024, lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của ABBANK là 470,4 tỷ đồng; cùng với lợi nhuận còn lại của các năm trước chưa sử dụng, tổng lợi nhuận chưa phân phối của ABBANK đang là 2.311 tỷ đồng (chưa tính các quỹ dự trữ tăng vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính đã thực hiện trích lập).

Ông Vũ Văn Tiền, Phó Chủ tịch HĐQT ABBANK trả lời câu hỏi của cổ đông và khẳng định sự quyết liệt của ABBANK trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng ngay từ đầu năm 2025.

Đại hội đã thông qua việc ghi nhận chấm dứt tư cách thành viên HĐQT đối với ông John Chong Eng Chuan do thay đổi người đại diện vốn của Maybank tại ABBANK, miễn nhiệm thành viên độc lập HĐQT đối với ông Trần Bá Vinh theo nguyện vọng cá nhân; bầu ông Syed Ahmad Taufik Albar làm thành viên HĐQT và bầu ông Trịnh Thành Hải làm thành viên độc lập HĐQT thay thế cho các thành viên HĐQT mới được miễn nhiệm.

Đại hội đồng cổ đông cũng thông qua các báo cáo, tờ trình khác thuộc chương trình nghị sự của cuộc họp; thông qua điều lệ, quy chế nội bộ về quản trị, quy chế hoạt động của HĐQT, quy chế hoạt động của Ban Kiểm soát trên cơ sở rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành nhằm đồng bộ và phù hợp với quy định mới của Luật Các tổ chức tín dụng 2024; thông qua phương án khắc phục dự kiến trong trường hợp được can thiệp sớm theo quy định tại Điều 143 Luật Các tổ chức tín dụng.

Bảo Châu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top