28 tác phẩm đoạt Giải báo chí Nguyễn Văn Linh lần thứ V

Ngày 9/11, Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên tổ chức lễ trao Giải báo chí Nguyễn Văn Linh lần thứ V năm 2023.

Ban Tổ chức giải đã nhận được 86 tác phẩm tham dự ở nhiều thể loại, gồm 18 tác phẩm báo in, 9 tác phẩm báo điện tử, 17 tác phẩm phát thanh và 42 tác phẩm truyền hình. Ban Tổ chức đã trao giải thưởng cho 28 tác phẩm, chùm tác phẩm đoạt giải; trong đó có 3 tác phẩm đoạt giải B, 8 tác phẩm đoạt giải C và 17 tác phẩm đoạt giải Khuyến khích. Tác phẩm “Đất nhãn tái cơ cấu hướng tới nền nông nghiệp hiện đại” của tác giả Đỗ Huyền (Phóng viên Cơ quan Thường trú Thông tấn xã Việt Nam) đoạt giải B.

Ban Tổ chức trao giải B cho các tác giả đoạt giải_Ảnh: TTXVN

Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên Nguyễn Hoàng Linh đánh giá, Giải báo chí Nguyễn Văn Linh năm nay phong phú về đề tài, các tác giả, nhóm tác giả có sự đầu tư công phu, kỹ lưỡng. Nhiều tác phẩm dự thi tập trung phản ánh các địa phương, đơn vị triển khai nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở rộng hợp tác đầu tư, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, ưu tiên cho giải phóng mặt bằng... Trong số các tác phẩm dự thi, đề tài người tốt việc tốt được nhiều đơn vị phản ánh, nêu gương. Đó là những đảng viên đi đầu trong xây dựng nông thôn mới; người nông dân làm giàu từ đất đai; người thầy thuốc tận tụy; cô giáo yêu nghề, yêu trẻ…

Theo ông Nguyễn Hoàng Linh, năm nay ghi nhận sự thành công của các tin, bài, phóng sự truyền hình mang tính phản biện. Các nhà báo đã tìm hiểu và nêu nhiều vấn đề được xã hội quan tâm như người dân chậm được cấp sổ đỏ; vấn nạn ô nhiễm môi trường tại khu dân cư; tệ nạn lừa đảo qua mạng... Đây là những tác phẩm nêu được vấn đề và mang tính cảnh báo cho xã hội.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/11, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến thăm và làm việc với Đại học Huế về công tác đào tạo báo chí và truyền thông.
Trong bối cảnh kỷ nguyên số và cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với rất nhiều sự thay đổi và mới mẻ, chuyển đổi số là con đường tất yếu của tất cả các cơ quan báo chí và không phải bắt đầu từ vấn đề công nghệ, mà trước hết phải bắt đầu từ chuyển đổi tư duy, đặc biệt là tư duy người lãnh đạo; đồng thời, đòi hỏi cách tiếp cận chính sách và phát triển thể chế phù hợp để đón nhận các mô hình báo chí mới, khuyến khích đổi mới, sáng tạo.
Trong bối cảnh bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xu thế “chuyển đổi số”được coi là sự tiếp cận bắt buộc đối với tất cả ngành nghề, lĩnh vực. Dĩ nhiên, báo chí không thể nằm ngoài trục xoay đó. Mục tiêu chính của chuyển đổi số báo chí là xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, làm đúng chức năng vai trò thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và sự đổi mới của đất nước. Chuyển đổi số trong hoạt động báo chí không đơn giản là việc chuyển đổi từ hình thức truyền thống sang hình thức số hóa, mà còn mang lại những cơ hội mới cho sự phát triển của ngành báo chí trong tương lai
Ngày 22/10, lễ trao giải Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 3 năm 2023 diễn ra tại Hà Nội. Cuộc thi do Ban Chỉ đạo 35 Trung ương chỉ đạo, phân công Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top