25 năm Internet Việt Nam: Thay đổi và phát triển hạ tầng công nghệ viễn thông

Ngày 7/12/2022, Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) và Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã phối hợp tổ chức sự kiện Internet Day 2022 với nội dung chính là nhìn lại quá trình 25 phát triển của internet tại Việt Nam.

Năm 2022 là dấu mốc kỷ niệm 25 năm khai trương dịch vụ Internet Việt Nam, cũng là năm thứ 11 sự kiện Internet  Day được tổ chức. Do đó, tại Internet Day lần này, các nội dung, chương trình, hoạt động được tập trung vào xây dựng và tích hợp từ các đề xuất và sáng kiến của cộng đồng Internet tại trong nước nhằm định hình tương lai của Internet Việt Nam trong một phần tư thế kỷ tiếp theo.

Tài nguyên Internet Việt Nam (Tên miền quốc gia “.vn”, địa chỉ IP, số hiệu mạng) là các tham số định danh, kết nối các thực thể tham gia vào hoạt động Internet, đóng vai trò cốt yếu cho sự vận hành, phát triển của Internet trong suốt 25 năm qua. Vai trò này càng trở nên quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, Internet trở thành một trong những hạ tầng quan trọng của nhân loại. Khi Internet là nền tảng hạ tầng cho nền kinh tế số, tài nguyên Internet càng phát huy vai trò quan trọng, góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn bền vững của Internet Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long phát biểu.

Tên miền quốc gia “.vn”, là yếu tố đầu tiên trợ giúp người sử dụng tiếp cận với Interenet thay vì các dãy địa chỉ IP khó nhớ. Trong suốt 25 năm phát triển internet Việt Nam, tên miền quốc gia “.vn” đã trở thành công cụ hữu ích, giúp kết nối, đưa thông tin, dịch vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân lên không gian mạng, khẳng định thương hiệu, sản phẩm dịch vụ Việt Nam, khẳng định chủ quyền Việt Nam trên Internet.

Địa chỉ Internet (IP), số hiệu mạng (ASN) các tham số định danh thiết bị, mạng độc lập trên Internet, là các mắt xích quan trọng để kết nối, hình thành hạ tầng mạng Internet Việt Nam; phục vụ cho sự phát triển dịch vụ, ứng dụng trên Internet; kết nối Internet of thing. Sự phát triển IP/ASN giúp tăng cường số lượng kết nối, định tuyến trong nước, quốc tế; phát triển hạ tầng và đa dạng dịch vụ Internet Việt Nam 25 năm qua.

Chia sẻ tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phạm Đức Long khẳng định, việc mở cửa và kết nối Internet ra toàn cầu là một quyết định dũng cảm, thể hiện tầm nhìn xa của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo ngành TT&TT nhằm thay đổi toàn diện đời sống, kinh tế và xã hội của Việt Nam.

Cũng chính nhờ quyết định trên,  nên mặc dù mở cửa Internet chậm 7 năm so với thế giới nhưng sau 25 năm, Việt Nam đã vươn lên bắt kịp và đi cùng các nước trong khu vực và thế giới, từ đó trở thành một nước mạnh về viễn thông - internet với công nghệ hiện đại, mức phổ cập internet cao.

"Ở thời điểm hiện tại, internet đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống người dân. Trở thành hạ tầng cơ bản của nền kinh tế cũng như là nhân tố quan trọng trong thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Thứ trưởng Phạm Đức Long khẳng định.

Đối với sự phát triển của internet Việt Nam trong thời gian tới, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho rằng, các nhà mạng cùng doanh nghiệp công nghệ số sẽ phải chuyển đổi nguồn lực, khai phá các thị trường mới, không gian mới để phát triển hạ tầng viễn thông và hạ tầng công nghệ thông tin. Trong đó, tập trung vào tự chủ công nghệ và bảo vệ sự an toàn cho dữ liệu.

Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long: "Chúng ta cần chủ động dẫn dắt quá trình hội tụ Internet với các ngành nghề, lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế số, xã hội số".

Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp cùng đưa ra cam kết vì một tương lai internet bền vững.

Còn theo Chủ tịch VIA Vũ Hoàng Liên, hiện Việt Nam đang là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong khu vực châu Á khi đạt tới con số hơn 72 triệu. Hạ tầng băng rộng di động đã phủ sóng 99,73% số thôn trên toàn quốc cùng hệ thống cáp quang đã triển khai tới 100% các xã, phường, thị trấn, 91% thôn bản, 100% trường học.

Với những ưu thế của mình, trong 25 năm qua, Internet Việt Nam đã phát triển một cách toàn diện, mang lại những cơ hội cho đời sống, xã hội, văn hóa và kinh tế. Có thể nói, sự thay đổi thần tốc của Việt Nam trong thời gian hơn 20 năm nay có vai trò cực kỳ quan trọng của Internet

Bên cạnh phiên toàn thể, internet Day 2022 sẽ có các bài tham luận và tọa đàm chia sẻ về tương lai bền vững cho Hệ sinh thái Internet Việt Nam là các phiên chuyên môn thể hiện các chủ đề liên quan đến thực trạng và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong hệ sinh thái Internet, nhấn mạnh và thúc đẩy các lợi ích mà chuyển đổi số có thể mang lại cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.

Song song với đó là sự kiện ngoại giao hưởng ứng chuỗi sự kiện 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc (22/12/1992 - 22/12/2022); kết nối và tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp nhà nước và khu vực tư nhân để phát triển các ngành công nghiệp CNTT, game và metaverse ở Hàn Quốc và Việt Nam…

Tại sự kiện “Internet Day 2022”, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã công bố báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2022 với chủ đề “25 năm Internet Việt Nam”. Ấn phẩm giới thiệu về hành trình 25 năm Internet Việt Nam phản ánh qua sự phát triển của tài nguyên, hạ tầng quan trọng mạng Internet Việt Nam là các yếu tố góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ bùng nổ của mạng lưới và dịch vụ Internet tại Việt Nam. Có thể nói rằng sự phát triển của Internet Việt Nam trong 25 năm qua gắn bó mật thiết với sự phát triển của tài nguyên Internet. Các mốc tăng trưởng ngoạn mục của Internet Việt Nam luôn có dấu ấn song hành của sự phát triển của tài nguyên Internet Việt Nam và hoạt động an toàn, ổn định của hệ thống kỹ thuật hạ tầng quan trọng Internet quốc gia (DNS, VNIX)./.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top