20 năm vang danh Di sản thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng

Ngày 30/6, tại TP. Đồng Hới, hội thảo quốc tế chào mừng kỷ niệm 20 năm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng diễn ra, mang đến các giải pháp, ý tưởng, đề xuất chính sách địa phương, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong điều kiện mới nhằm nâng cao giá trị và bảo tồn di sản.

Hội thảo quốc tế “Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững” là hoạt động trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 20 năm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (05/7/2003 - 05/7/2023).

Ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình phát biểu khai mạc hội thảo quốc tế_Ảnh: PV. 

Phát biểu khai mạc hội thảo quốc tế, ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã cùng hội thảo ôn lại dấu mốc quan trọng của địa phương cũng như thế giới khi cách đây tròn 20 năm, ngày 05/7/2003, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được tổ chức UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới.

“Đây không chỉ là niềm tự hào, vinh dự cho một vùng đất của tỉnh Quảng Bình mà còn là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang tầm quốc gia, đánh dấu sự khẳng định của quốc tế đối với giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết. 

Về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc Phong Nha - Kẻ Bàng, “Tỉnh Quảng Bình đã kịp thời ban hành những quy định về quản lý Di sản, tuân thủ Luật pháp của Việt Nam và phù hợp với Công ước quốc tế; tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm bảo tồn một cách nguyên vẹn các giá trị ngoại hạng, nổi bật toàn cầu của Di sản; nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn tầm khu vực và quốc tế được hình thành, góp phần thu hút du khách đến với Quảng Bình ngày càng tăng”.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, trong đó quy hoạch Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành Khu du lịch quốc gia vào năm 2025 và là trung tâm động lực tăng trưởng, trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế vào năm 2030. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thu hút đầu tư dưới nhiều hình thức liên kết, hợp tác phát triển; đẩy mạnh quảng bá Phong Nha - Kẻ Bàng ra thế giới…

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương phát biểu tại Hội thảo_Ảnh: PV. 

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cũng ghi nhận những kết quả tích cực trong công tác nghiên cứu, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, thể hiện trên các mặt: Nghiên cứu khoa học, củng cố bộ máy tổ chức, tuyên truyền, phổ biến giáo dục về giá trị di sản; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xây dựng và thực thi các quy chế, kế hoạch quản lý; đầu tư nguồn lực để triển khai các dự án bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ rừng; hợp tác quốc tế.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương cũng nêu ra những khó khăn, thách thức đối với công tác quản lý, bảo vệ Di sản Thiên nhiên Thế giới VGQ Phong Nha - Kẻ Bàng, như tác động của biến đổi khí hậu, tác động về áp lực phát triển và số lượng du khách ngày càng gia tăng… Do đó, theo Thứ trưởng, Hội thảo quốc tế sẽ là cơ hội để lan tỏa và góp thêm kinh nghiệm, trí tuệ của các nhà khoa học, nhà quản lý không chỉ của Việt Nam, mà còn của cộng đồng quốc tế cho công tác quản lý bảo tồn Di sản thế giới.

Ông Micheal Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo quốc tế_Ảnh: PV. 

Ông Micheal Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam đánh giá cao vai trò và những cam kết mạnh mẽ của đơn vị quản lý di sản, các chuyên gia và cộng đồng địa phương trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản hướng tới giải quyết các nguy cơ và và ứng phó với những rủi ro, thách thức trong suốt 20 năm qua.

“Với chính sách và cam kết mạnh mẽ về bảo tồn di sản cho mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam đang trở thành quốc gia đi đầu trong cộng đồng quốc tế về lĩnh vực này, và những quốc gia tiên phong như vậy rất quan trọng đối với tổ chức UNESCO”.

Toàn cảnh hội thảo quốc tế_Ảnh: PV. 

Tại hội thảo, ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã báo cáo tổng quan về vai trò của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng với phát triển kinh tế - xã hội và du lịch Quảng Bình, cũng như định hướng bảo tồn, phát huy giá trị và những vấn đề đặt ra đối với công tác phát huy giá trị Di sản. Di sản đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo vùng thị trấn Phong Nha nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung. Từ sau đại dịch Covid-19, du lịch Quảng Bình dần trở lại phát triển mạnh mẽ, Phong Nha-Kẻ Bàng là điểm du lịch có sự phục hồi nhanh nhất, đặc biệt là sự trở lại của khách quốc tế. Hiện nay, tổng lượng khách bắt đầu tiệm cận đến mốc 5 triệu lượt khách/năm của năm 2019, là thời điểm cao nhất trong 20 năm qua.

Các chuyên gia, nhà khoa học cũng đã trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, cơ hội hợp tác phát triển, đưa ra các giải pháp, ý tưởng, đề xuất chính sách địa phương, thúc đẩy hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị Di sản, quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản với tầm nhìn dài hạn, phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đảm bảo thích ứng, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh Quảng Bình.

Khánh Trinh 

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top