Phấn đấu 100% người dân có thẻ bảo hiểm y tế

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm, phát huy sáng tạo, xây dựng, triển khai cơ chế chăm sóc sức khoẻ để mỗi người dân như có bác sĩ riêng.
Phú Thọ:

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế tại trạm y tế xã Yên Tập, huyện Cẩm Khê. Ảnh: VGP

Tại buổi làm việc ngày 10/12, Phó Thủ tướng cho rằng, những năm qua Phú Thọ rất mạnh dạn, sáng tạo tìm mọi phương thức đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, thu hút nhân lực y tế chất lượng cao cho các cơ sở khám chữa bệnh, đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để có một mô hình hệ thống y tế hoàn chỉnh, Phú Thọ cần dành nguồn lực, đầu tư mạnh mẽ cho y tế cơ sở, dự phòng.

Vai trò của y tế cơ sở

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh, y tế sơ sở là rễ, là gốc nhưng vì những điều kiện khác nhau, vì nhiều sức ép trước mắt về điều trị nên những năm qua y tế cơ sở, dự phòng chưa được quan tâm, đánh giá đúng vai trò. Vì vậy, dù sức khỏe của người dân Việt Nam được cải thiện nhiều nhưng tỷ lệ thấp còi, suy dinh dưỡng còn rất cao; gánh nặng điều trị bệnh mãn tính, bệnh không lây nhiễm rất lớn”, Phó Thủ tướng phân tích.

“Bài toán đặt ra là làm sao để 100% người dân Phú Thọ có thẻ bảo hiểm y tế (hiện là trên 85%); tỷ lệ chi từ quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) cho y tế cơ sở phải tăng lên (hiện mới đạt khoảng 30%) và nhất là để mỗi người dân đều được chăm sóc sức khỏe như có bác sĩ riêng”, Phó Thủ tướng nêu vấn đề.

Để thực hiện được, Phó Thủ tướng cho rằng, những năm qua ngành y tế, bảo hiểm xã hội đã có những bước chuẩn bị. Về tổ chức, việc chuyển trạm y tế xã, phường về trực thuộc trung tâm y tế huyện cho phép điều động, luân chuyển bác sĩ có đủ trình độ để chăm sóc, theo dõi sức khỏe ban đầu cho từng người dân.

Cùng với đó, để mở rộng BHYT cần phải làm cho người dân thấy được ích lợi của thẻ BHYT ngay từ việc được khám sức khỏe định kỳ, tư vấn, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, được giới thiệu đến đi chuyên khoa nào, lên bệnh viện nào, thậm chí bác sĩ nào để chữa bệnh.

Vấn đề cuối cùng, cần có cơ chế để sử dụng nguồn kinh phí từ quỹ BHYT dành cho các hoạt động chăm sóc ban đầu, tư vấn, lập hồ sơ sức khỏe cho người dân để không chỉ người dân được hưởng thụ lợi ích mà cán bộ y tế cơ sở cũng tăng thêm thu nhập, nâng cao trình độ chuyên môn, gắn bó hơn với công việc.

Quỹ BHYT hướng đến y tế cơ sở

Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết dự thảo nghị định mới về phân bổ quỹ BHYT sẽ hướng nhiều hơn về y tế cơ sở. Theo đó, kinh phí BHYT sẽ được sử dụng để trạm y tế xã/phường khám định kỳ, lập hồ sơ sức khỏe điện tử và tích hợp vào thẻ an sinh xã hội.

Phó Thủ tướng cho rằng, Phú Thọ nên là tỉnh đi đầu trong thực hiện cơ chế dành cho y tế cơ sở để người dân được theo dõi, chăm sóc sức khỏe ban đầu toàn diện như có bác sĩ riêng.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Minh Châu cam kết sẽ triển khai trong thời gian sớm nhất, tiến tới mở rộng đến tất cả các xã/phường trên địa bàn để hơn 1,3 triệu người dân đều được thụ hưởng.

Trước khi làm việc với lãnh đạo tỉnh, ngành y tế Phú Thọ, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Phó Thủ tướng đã  đến thăm, khảo sát trạm y tế xã Yên Tập (huyện Cẩm Khê), Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Khê.

Nam Dương

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top