Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Yêu nghề, yêu báo làm sao!

Còn nhớ, hai năm trước đây, ngày 13/6/2020, nhân cuộc họp Chung khảo giải Búa Liềm Vàng – Giải báo chí viết về xây dựng Đảng, Hội đồng Chung khảo Giải Búa Liềm Vàng, với sự ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, đã nhất trí quyết định, từ nay, cứ đến dịp Chung khảo Giải Búa Liềm Vàng, Hội Nhà báo Việt Nam lại một lần vinh danh một nhà báo tiêu biểu. Năm ấy, người được vinh danh đầu tiên là tôi – Hà Đăng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, cũng là nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài nước tại Thủ đô Hà Nội (5/1968). Ảnh: TTXVN

Vì ở trong Hội đồng Chung khảo, tôi có dịp nói lên tâm tư của mình. Rằng, nên chọn một nhà báo tiêu biểu để vinh danh thì người xứng đáng nhất hiện nay là nhà báo Phan Quang. Anh ấy lớn hơn tôi một tuổi (sinh năm 1928), vừa là nhà báo, vừa là nhà văn, vừa là nhà văn hóa, theo nghĩa rộng, là một dịch giả lừng danh với tiểu thuyết “Nghìn lẻ một đêm”. Toàn tập tác phẩm báo chí và văn học của anh thật đồ sộ. Anh, chị, em trong Hội đồng Chung khảo chỉ cười, không lý giải gì thêm, chỉ nói: Đây là Giải Báo chí Búa Liềm Vàng, tức là nội dung viết về Đảng. Tôi không còn lý gì để cãi.

Đêm 13/6/2020 ấy, trong nhật ký của mình, tôi có ghi mấy câu thơ, nói đúng hơn là mấy câu văn vần!

Yêu nghề, yêu báo làm sao!

Bảy mươi năm ấy biết bao nhiêu tình

Mơ màng giấc ngủ lung linh

Tưởng như gác bút giật mình âu lo!

Hai câu đầu nói lên tấm lòng của mình yêu nghề, yêu báo, yêu một cách đắm say và cuồng nhiệt.

Nói bảy mươi năm ấy là nói từ năm 1950 đến năm 2020. Năm 1950 là năm tôi chính thức bước chân vào nghề báo với chức danh Thư ký tòa soạn Tạp chí Miền Nam – Cơ quan của Ban Đại diện Văn hóa Cứu quốc miền Nam Trung Bộ do đồng chí Phan Thao (con cụ Phan Khôi) làm chủ bút. Năm 1951, tôi chuyển sang làm phóng viên của báo Văn nghệ Liên Khu 5, do nhà văn Nguyễn Văn Bồng làm Thư ký tòa soạn. Năm 1952, tôi làm biên tập viên của Báo Nhân Dân Liên Khu 5.

Năm 1951, khi Báo Văn nghệ Liên Khu 5 mới ra đời, tôi viết bài phóng sự đăng trang nhất, ký tên thật là Đặng Ha. Nhà văn Nguyễn Văn Bổng không chịu. Anh bảo, học sinh mới ra trường không nên ký tên thật trên báo. Rồi theo kiểu nói lái miền Bắc, anh đổi Đặng Ha thành Hạ Đăng. Nhưng xuống đến nhà in, anh em lại đổi Hạ thành Hà. Và tôi mang cái tên Hà Đăng đến mãi bây giờ.

Còn năm 2020 có ý nghĩa gì với tôi? Tôi nghĩ năm 2007, lúc 76 tuổi từ đó đến năm 2020, tôi vẫn là chuyên gia chuyên trách của Tạp chí Cộng sản với mức lương gần như tương đương với lương hưu của Tổng Biên tập Tạp chí. Có lẽ đến tháng 7 này, tôi sẽ không còn ký tiếp hợp đồng nào nữa. Hai câu thơ sau:

Mơ màng giấc ngủ lung linh

Tưởng như gác bút giật mình âu lo.

Đó là tâm sự thật của người cầm bút.

Nhà báo Hà Đăng trong một lần đi tác nghiệp quốc tế. Ảnh do tác giả cung cấp

Bác Hồ từng dạy: “Một cán bộ giỏi là một cán bộ vừa có đức, vừa có tài, trong đó đức là gốc”. Bác viết: Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì? Với quan niệm báo chí cách mạng là một mặt trận chiến đấu của cách mạng, Bác chỉ rõ: Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng, cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ.

Tại Đại hội III của Hội Nhà báo Việt Nam (ngày 8/9/1962), Người nói: Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, “để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của nhân dân, phục vụ cách mạng”, “cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng”. Có nghĩa là: đạo đức số 1 của người làm báo là phải dùng cây bút, trang giấy làm vũ khí sắc bén chiến đấu cho mục đích vẻ vang của cách mạng chứ không phải làm báo là để “lưu danh thiên cổ”, muốn viết bài cho oai, muốn đăng bài mình lên các báo lớn”.

Vì sao nói: “Mơ màng giấc ngủ lung linh/Trông như gác bút giật mình âu lo” là tâm sự thật của người cầm bút?

Người làm báo chân chính có ba cái lo chính đáng: lo bài viết dở không được đăng; lo bị treo bút vì phạm quy và lo phải gác bút vì không còn năng lực để viết. Cả ba cái lo ấy đều có nguồn gốc từ khách quan và cả chủ quan. Không có một phép màu khách quan nào có thể giúp người làm báo chế ngự được ba cái lo ấy. Liều thuốc hữu hiệu nhất là những người làm báo phải ra sức rèn đức, luyện tài. Nhấn mạnh đạo đức người làm báo (như trên) là để nói rõ vai trò của đạo đức trong việc hình thành nhân cách của người làm báo, chứ không có ý gì phủ định tài năng của nhà báo, bởi tài năng và đạo đức là hai thành tố hữu cơ, thiếu một thì không thể tạo nên nhà báo giỏi.

Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao giải cống hiến, vinh danh nhà báo tiêu biểu Hà Đăng (tháng 1/2020). Ảnh: Trọng Hải

Tài hay năng lực của nhà báo, thể hiện chủ yếu trên ba lĩnh vực: năng lực nắm bắt lý luận cách mạng, hiểu biết đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; năng lực nắm bắt thực tiễn, đi sâu vào cuộc sống, phát hiện những vấn đề của cuộc sống xã hội và con người; năng lực sử dụng nghiệp vụ để viết nên những bài báo hay, hấp dẫn người đọc, có giá trị phản ánh và chỉ đạo thực tiễn. Nếu hiểu năng lực một cách toàn diện như vậy thì ta thấy chữ “tài” không đối lập với chữ “đức”. Ở hai loại năng lực thứ nhất và thứ hai tài và đức cộng sinh và cộng hưởng với nhau./.

Hà Đăng

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top