Xuất siêu ước đạt hơn 16 tỷ USD, gấp 12 lần so với cùng kỳ năm 2022

23:35 03/08/2023 - Kinh tế
Thông tin trên được Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) công bố tại buổi thông tin về tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023.

Đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 7, tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 57,07 tỉ USD, tăng 2,3% so với tháng 6. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt 30,07 tỉ USD (tăng 2,1%) và tổng trị giá nhập khẩu đạt 27 tỉ USD (tăng 2,4%).

Với 7 tháng đầu năm, tổng trị giá xuất, nhập khẩu của cả nước đạt 374,36 tỉ USD (giảm 13,8%, tương ứng giảm 60,14 tỉ USD) so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt 195,42 tỉ USD (giảm 10,3%, tương ứng giảm 22,5 tỉ USD); tổng trị giá nhập khẩu đạt 178,94 tỉ USD (giảm 17,4%, tương ứng giảm 37,64 tỉ USD).

Theo đó, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 7 xuất siêu 3,07 tỉ USD, nâng tổng trị giá xuất siêu trong 7 tháng lên 16,48 tỉ USD, cao gấp 12 lần so với con số xuất siêu 1,34 tỉ USD của cùng kỳ năm 2022.

Tổng cục Hải quan cũng cho biết, nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan nói riêng và hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, đến nay, 100% thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa, 100% Cục Hải quan, Chi cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử với 99,65% doanh nghiệp tham gia.

Nhờ đó, việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông tin và ra quyết định thông quan được thực hiện với mức độ tự động hóa rất cao; thời gian xử lý bộ hồ sơ hải quan chỉ từ 01 - 03 giây.

Được biết, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Công ty EPAY triển khai phần mềm khai hải quan miễn phí cho doanh nghiệp; tiếp tục triển khai mở rộng trong phạm vi toàn quốc hệ thống seal định vị điện tử GPS phục vụ giám sát hàng hóa vận xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm nay ghi nhận một số địa bàn phát sinh vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa có trị giá tang vật lớn như: Điện Biên, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Long An... 

Các hành vi vi phạm phổ biến là không khai báo, khai hải quan không đúng với thực tế hàng hóa; che giấu nguồn gốc, tuyến đường của lô hàng nhằm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, ma túy, động vật hoang dã, tiền tệ qua biên giới; nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Đáng chú ý, trong 7 tháng đầu năm, toàn ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 9.816 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan, với tổng trị giá hàng hóa vi phạm trên 4.169 tỉ đồng. Trong đó, cơ quan hải quan khởi tố 21 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 69 vụ. Số tiền phạt vi phạm hành chính thu nộp ngân sách nhà nước 331 tỉ đồng.

Lan Chi

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top