Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Xuân tình đêm đông

20:54 22/12/2016 - Văn hóa xã hội
Chảy trong đầu Liên giờ đây ý nghĩ về cái Tết chính là: Cái Tết của những hồi ức; Cái Tết sum họp, đoàn viên; Tết của những hân hoan và giọt nước mắt; Tết của vội vàng, ham muốn sống trọn vẹn và bao luyến tiếc muốn níu giữ từng phút giây hạnh phúc bên gia đình...

   Trốn giữa khoảng không tịch mịch bó hẹp trong góc tối của khu trọ, một trái tim đang cô đơn, lạc lõng giữa chốn thị thành xa hoa đầy cám dỗ. Trái tim run run và thổn thức đến nhức nhối, cứ hối lên từng hồi dài rồi nín thinh trong câm lặng. Cô gái tỉnh lị xa nhà luôn nỗ lực với biết bao ước mơ hoài bão ở phía trước, nhưng dường như trong mỗi con người luôn chứa đựng hõm khuất yếu mềm?

Có lẽ vì vậy mà dòng suy nghĩ cứ miên man chảy ngược trong lồng ngực, trào dâng thành khao khát yêu thương sum họp đến cháy lòng. Tiết trời đang chuyển giao làm con người trở nên nhạy cảm trước đừng đợt lạnh như đang vô tình cứa vào tâm hồn nhỏ lẻ, làm túa ra vô vàn những mảnh ghép ấm êm. Lòng sốt sắng hai bàn tay như đan chặt vào nhau để mong đợi điều gì đó từ cánh én, nhành mai đào, pháo thơm, hay chút dư âm của ngày Tết.

                                                 (Ảnh minh họa- ngồn: kênh14.vn) 

    Một loạt những hoài niệm ùa về làm dịu tâm hồn thổi bay đi sắc lạnh vô tình trong đêm tối. Nhen nhóm lên gam màu tươi vui rực rỡ và cả những bữa cơm chan ấm tình thân. Biết bao câu chuyện ông bà kể bên nồi bánh chưng chờ trời sáng, rồi đến chuyện làm ăn của ba mẹ, chuyện trường lớp của con,... Tất cả như gói gọn hết vào nồi bánh chưng reo, ánh lửa bập bùng như cũng muốn hồ hởi góp chuyện.

 Bà nói: “Tết xưa tuy có nghèo nhưng vui lắm con ơi!” Ông thì cười xòa hiền hậu, ngồi bên gật gù đồng tình cùng góp vào các câu chuyện bà kể. Cứ theo đó là biết bao câu chuyện cười ra nước mắt, nghe mà thấm mà cay về một thời đất nước hãng còn đang nghèo khổ. Chuyện của ba mẹ là những buổi hội họp, những gì đã qua trong năm cũng như một núi lo toan dự tính trong năm mới khắc sâu trong đôi mắt mệt nhoài. Con thì cứ tròn xoe mắt lắng nghe và nhanh nhẩu luyến thoắng hết chuyện này đến chuyện khác làm râm ran cả một gian nhà.

(Ảnh minh họa- nguồn: dulichtietkiem,vn)

  Với Liên. Tết vui lắm, linh thiêng lắm. Ấy vậy mà sao có người lại “sợ” Tết? Hóa ra người ta sợ những buổi hội họp chúc tụng say mèn bên bạn bè đồng nghiệp mà vô tình làm nguội lạnh mái ấm yêu thương. Có người lại sợ các khoản chi phí phải chi trong những ngày Tết, sợ..., sợ..., và sợ nhiều thứ khác. Họ mong những ngày Tết qua mau; Đôi khi còn là sự giật mình tá hỏa vì sự trôi chảy mau lẹ của thời gian, chỉ mới thoáng chút thôi đã năm hết Tết đến rồi.

  Cô thở dài, dường như tiếng thở làm heo hút cô quạnh thêm không gian ? Nhưng không, Liên đang thổi ra bóng đêm lạnh lẽo một luồng ước vọng mãnh liệt. Cô mong đợi Tết đến, muốn làm chủ vũ trụ để nắm giữ trọn vẹn từng khoảnh khắc quí giá; chiếm đoạt sở hữu những gì tươi mới non tơ như khát khao đầy táo bạo của Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu. Vì sao cô sinh viên còn rất trẻ đã có suy nghĩ như vậy?        

Đằng sau câu hỏi ấy là cả một câu chuyện dài; Ngay từ tấm bé Liên đã phải sống xa vòng tay yêu thương nuông chiều của ba mẹ, quãng thời gian được sống cùng ông bà và người thân cũng không đáng kể. Cô phải tự lập từ rất sớm, có khi một năm chỉ gặp và ngồi ăn cơm với ba mẹ đôi ba lần. Bao nhiêu nỗi sợ sệt kéo đến khiến người cứ run lên, cô gái sợ ba mẹ mình sẽ già đi qua năm tháng kéo theo đó là thời gian gặp gỡ đoàn tụ gia đình bị rút ngắn lại. Chỉ dịp Tết là mới có thể đông đủ các thành viên, đầm ấm quây quần lại bên nhau theo đúng nghĩa là một gia đình.

  Thế nhưng Tết đến cũng đồng nghĩa với “ Cái tuổi nó đuổi xuân của ba mẹ đi mất” mà không bao giờ trao trả lại. Đúng! Trên cuộc đời này không có gì là tuyệt đối, tất cả chỉ dừng lại ở ngưỡng tương đối và luôn tồn tại tính hai mặt. Chảy trong đầu Liên giờ đây ý nghĩ về cái Tết chính là: Cái Tết của những hồi ức; Cái Tết sum họp, đoàn viên; Tết của những hân hoan và giọt nước mắt; Tết của vội vàng ham muốn sống trọn vẹn và bao luyến tiếcmuốn níu giữ từng phút từng giây hạnh phúc bên gia đình.   

  Không biết từ lúc nào đôi mắt Liên đã nhắm nghiền lại; Thế nhưng trong lòng vẫn không ngớt mong mỏi giây phút Tết đến Xuân về. Đợi chờ khoảnh khắc đưa tay vẫy chào và nắm bắt yêu thương ghé cửa. Chào mừng năm mới. Chào đón nàng Xuân 2017 trong hân hoan và an lành...! Tất cả hiện trên nét môi tươi tắn đắm chìm vào giấc ngủ khi nào chẳng hay.         

                                                                                      Minh Phương - VHNTQĐ

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top