Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Viettel tiếp tục là thương hiệu viễn thông giá trị nhất Đông Nam Á

Là thương hiệu Việt Nam và thương hiệu viễn thông duy nhất của Đông Nam Á trên bảng xếp hạng Global 500 của Brand Finnance, Viettel tiếp tục giữ vững ngôi vị thương hiệu viễn thông giá trị nhất tại Đông Nam Á, tiến lên vị trí thứ 9 tại Châu Á và 17 trên thế giới. 

Theo báo cáo Global 500 năm 2023 do Brand Finance (Anh) công bố thương hiệu Viettel của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội có giá trị lên tới 8,902 tỷ USD, tăng 144 triệu USD so với năm 2022.

Thương hiệu Viettel  giữ vững suốt 8 năm tăng trưởng

Giá trị mới gấp 9,1 lần con số lần đầu góp mặt trong bảng xếp hạng thương hiệu giá trị nhất toàn cầu của tổ chức này năm 2016.

Như vậy, Viettel tiếp tục chuỗi 8 năm liên tiếp tăng giá trị thương hiệu ngay cả trong bối cảnh ngành viễn thông gặp nhiều khó khăn và chứng kiến sự đi xuống của các thương hiệu viễn thông lớn.

Trong 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2023, chỉ có 30 tập đoàn viễn thông trên toàn cầu nằm trong danh sách, chiếm 6,7%, giảm 6 thương hiệu so với năm 2022. Bảng xếp hạng năm nay có sự góp mặt của 48 thương hiệu công nghệ, giảm 2 thương hiệu so với năm 2022. Nhiều thương hiệu dẫn đầu trong nhiều năm đều bị sụt giảm về giá trị thương hiệu. 

Bên cạnh viễn thông, nhiều lĩnh vực mới cũng đã có những đóng góp không nhỏ cho doanh thu của Viettel

Tăng trưởng về thương hiệu đến từ thành tựu sản xuất kinh doanh tăng 6,1% trong năm 2022 của Viettel. Viễn thông là nguồn doanh thu chủ lực, nhưng thành tựu chung của Viettel có sự đóng góp toàn diện từ tất cả lĩnh vực đầu tư nước ngoài, công nghệ chuyển đổi số, và sản xuất công nghiệp công nghệ cao.

Năm 2022, lĩnh vực giải pháp CNTT và dịch vụ số của Viettel có tốc độ tăng trưởng đến 58%. Đầu tư nước ngoài lần đầu tiên chạm mốc doanh thu 3 tỷ USD. Thành tựu trong nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao khẳng định trở thành hạt nhân của tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Việt Nam. 

Thứ hạng các lĩnh vực trên Global 500

Theo đó, giá trị thương hiệu Viettel đạt 8,902 tỷ USD năm 2023 – tăng 144 triệu USD so với 2022. Tiếp tục giữ vững ngôi vị thương hiệu viễn thông số 1 tại Đông Nam Á, tăng 01 bậc xếp hạng tại lĩnh vực viễn thông Châu Á và toàn cầu. Và là năm thứ 8 tăng trưởng liên tục trên bảng xếp hạng 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới.

Tỷ lệ tăng giảm thứ hạng trên Global 500 giữa năm 2022 và năm 2023

Brand Finnance là tổ chức nghiên cứu, đánh giá thương hiệu hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Anh. Báo cáo Global 500 được công bố hàng năm trên cơ sở phân tích 5.000 thương hiệu trong 31 lĩnh vực tại 40 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh việc đánh giá các sức mạnh trong kinh doanh, năm 2022, Brand Finance đã mở rộng khái niệm về chỉ số giám hộ thương hiệu (Brand Guardianship Index).

Bảng xếp hạng công nhận những Công ty  đang xây dựng giá trị doanh nghiệp một cách bền vững, bằng cách cân bằng nhu cầu của tất cả các bên liên quan: nhân viên, nhà đầu tư và xã hội, bên cạnh kết quả sản xuất kinh doanh và tầm nhìn chiến lược.

Xu thế chung của thế giới

Công nghệ vẫn là ngành có giá trị nhất, chiếm 1/6 giá trị của top 500. Tuy nhiên các thương hiệu công nghệ hàng đầu sụt giảm hàng tỷ đô la dẫn đến sự biến động trong bảng xếp hạng năm 2023.

Ngành bán lẻ vẫn duy trì giá trị trên ngưỡng 1 nghìn tỷ USD.

Ngành ngân hàng có nhiều thương hiệu góp mặt trong bảng xếp hạng nhất. 

Viễn thông là ngành có giá trị thương hiệu xếp thứ 5 với 537.5 tỷ USD và chiếm 6.7% tổng giá trị. 

Mỹ là quốc gia có nhiều thương hiệu góp mặt trong bảng xếp hạng nhất với hơn 200 thương hiệu và chiếm hơn một nửa tổng giá trị.

Xu hướng tỷ trọng thương hiệu tăng/giảm thứ hạng thương hiệu trái ngược so với năm 2022. Cụ thể năm 2023 có 60% thương hiệu giảm thứ hạng, 37% thương hiệu tăng thứ hạng trong khi đó năm 2022 các chỉ số lần lươt là 39% và 61%.

Có 12 thương hiệu viễn thông Châu Á có mặt trong BXH (giảm 1 thương hiệu so với năm 2022). 
 

Bảo Châu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top