Viettel đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số

Với hệ sinh thái sản phẩm CNTT đa dạng, Viettel có khả năng cung cấp trọn bộ giải pháp từ thiết yếu đến nâng cao cho mọi khách hàng, giúp doanh nghiệp tiến tới thời kỳ “vận hành không giấy, ký số không chạm”.

Mới đây, Lễ ra mắt Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam và ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số với các Nhà cung cấp giải pháp Chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA), Provider đã được diễn ra tại trụ sở Bộ Công Thương.

Viettel là một trong những Nhà cung cấp giải pháp chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA). Việc ký kết thỏa thuận này chính là điều kiện cần để Viettel hoàn thiện các thủ tục đăng ký là đơn vị Chứng thực hợp đồng điện tử với Bộ Công Thương.

Lễ ra mắt Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam

Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam là hệ thống được Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương xây dựng, vận hành triển khai nhằm mục tiêu hỗ trợ 100% tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ứng dụng hợp đồng điện tử trong việc kiểm tra, xử lý, tập trung thông tin hợp đồng điện tử của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong giao dịch và hoạt động thương mại tại Việt Nam; góp phần thúc đẩy Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Thủ tướng Chính phủ.

Hệ thống Trục phát triển hợp đồng điện tử quốc gia sẽ đóng vai trò xây dựng và phát triển thị trường ứng dụng thực tế của hợp đồng điện tử, để kết nối các nền tảng công nghệ, các hạ tầng số tin cậy của Chính phủ đến các doanh nghiệp, tổ chức, người dùng thông qua các giao dịch thương mại.

Tại lễ ra mắt, ông Phan Hoàng Việt, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết: “Số hóa quy trình ký kết hợp đồng sẽ là nhu cầu thiết yếu trong tương lai gần. Đây chính là bước đệm để các doanh nghiệp bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số toàn cầu. Việc kết nối Giải pháp Chứng thực Hợp đồng điện tử (vContract) của Viettel vào Trục chứng thực hợp đồng điện tử Việt Nam sẽ giúp vContract đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật. Với hệ sinh thái sản phẩm CNTT đa dạng, Viettel có khả năng cung cấp trọn bộ giải pháp từ thiết yếu đến nâng cao cho mọi khách hàng, giúp doanh nghiệp tiến tới thời kỳ “vận hành không giấy, ký số không chạm”.

Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) Phan Hoàng Việt phát biểu tại Tọa đàm “Ứng dụng và Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam”.

Đặc biệt, trong đó là bộ Giải pháp Chứng thực Hợp đồng điện tử (vContract) - Chữ ký số từ xa - Hóa đơn điện tử, Viettel cam kết sẽ triển khai nhiều chương trình ưu đãi, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển và chuyển đổi số. Bên cạnh đó, Viettel còn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng khắp mọi nơi với đội ngũ kênh bán rộng khắp 63 tỉnh, thành và hỗ trợ khách hàng 24/7.

Theo thỏa thuận hợp tác, các tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA) có nhiệm vụ xây dựng, quản lý, duy trì, vận hành hệ thống hợp đồng điện tử kết nối với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam, chịu trách nhiệm về tính bảo mật, toàn vẹn, không thể chối bỏ của các hợp đồng điện tử mà mình lưu trữ và xác thực, góp phần thúc đẩy chủ trương chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ.

Đối với khách hàng/doanh nghiệp sử dụng giải pháp chứng thực hợp đồng điện tử, thông qua Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam để xác minh giá trị bản gốc của hợp đồng điện tử đã ký kết trên các nền tảng chứng thực hợp đồng điện tử của các CeCA. Việc này tiết kiệm nhiều thời gian xác minh và đảm bảo hạn chế chứng từ giả, chứng từ khống…

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top