VietinBank tiên phong ứng dụng công nghệ, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng

18:48 21/11/2024 - Kinh tế
VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo.

Tuân thủ Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (QĐ 2345), VietinBank đã triển khai xác thực sinh trắc học cho khách hàng từ ngày 1/7/2024 và được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu thực hiện hiệu quả chủ trương lớn này.

Đẩy mạnh xác thực sinh trắc học

Bám sát định hướng Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu đảm bảo an toàn trong giao dịch trực tuyến, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHΝΝ.

Xác thực bằng sinh trắc học khuôn mặt nhằm bảo đảm an toàn giao dịch cho khách hàng, tránh bị kẻ gian lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Theo đó từ ngày 1/7/2024, khách hàng của các ngân hàng khi thực hiện một số giao dịch trực tuyến sẽ bắt buộc xác thực bằng sinh trắc học khuôn mặt khớp đúng với dữ liệu được lưu trữ trong chíp của căn cước công dân (CCCD). Phương thức xác thực này nhằm bảo đảm an toàn giao dịch cho khách hàng, tránh bị kẻ gian lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Với vai trò là ngân hàng thương mại nhà nước chủ lực, trụ cột của nền kinh tế, VietinBank tiên phong dành nhiều nguồn lực trong việc triển khai những giải pháp thu thập và làm sạch dữ liệu khách hàng, giảm thiểu rủi ro lừa đảo trên không gian mạng.

Ngay từ năm 2020, VietinBank đã đầu tư giải pháp công nghệ sinh trắc học. Do đó, khi Quyết định 2345/QĐ-NHΝΝ được ban hành, VietinBank là một trong các đơn vị đầu tiên hoàn thành bộ giải pháp kết nối với trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực sinh trắc học khách hàng. VietinBank đã chủ động về mặt hạ tầng công nghệ, cũng như giải pháp xác thực sinh trắc học giúp cho khách hàng của ngân hàng không gặp khó khăn trong quá trình xác thực giao dịch.

Việc thực hiện sinh trắc học đã giúp VietinBank từng bước làm sạch dữ liệu khách hàng, hạn chế tối đa việc cho thuê, cho mượn và giả mạo tài khoản; cho phép người dân giao dịch trực tuyến với độ an toàn, bảo mật cao. Tính đến nay, VietinBank đã thực hiện xác thực thành công cho hơn 5 triệu khách hàng; quy mô giao dịch chuyển tiền trên kênh số của VietinBank có sự tăng trưởng ấn tượng với khoảng hàng chục triệu giao dịch xác thực sinh trắc học mỗi tháng. Con số này được dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Đánh giá về việc thực hiện sinh trắc học, ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng Giám đốc VietinBank cho biết, việc thực hiện sinh trắc học là một bước tiến lớn, mang lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và ngành Ngân hàng nói chung.

“Chúng ta đã làm sạch được hệ thống tài khoản trên ngân hàng, tăng cường mức độ bảo mật, an toàn cho khách hàng và vẫn đảm bảo được giao dịch thông suốt. Giao dịch bây giờ còn thực hiện nhiều hơn, người dân cảm thấy an tâm hơn đối với việc chuyển tiền thông qua hệ thống ngân hàng”, ông Lân nhấn mạnh.

Dưới góc độ khách hàng, chị Phạm Hoàng Hạnh, khách hàng VietinBank chia sẻ: “Là khách hàng lâu năm của ngân hàng VietinBank, từ khi cập nhật xác thực giao dịch bằng sinh trắc học, tôi thấy rất là thuận lợi và yên tâm khi thực hiện các giao dịch tài chính, thoải mái yên tâm khi để tiền trong tài khoản không sợ hacker tấn công, chiếm đoạt”.

Trên thực tế, kể từ khi ngành Ngân hàng nói chung và VietinBank nói riêng tích cực đẩy mạnh thu thập và xác thực bằng sinh trắc học, số lượng các vụ lừa đảo khi giao dịch trực tuyến đã giảm đi đáng kể. Số liệu từ NHNN cho thấy, số lượng vụ lừa đảo mất tiền của khách hàng và lượng tài khoản có phát sinh nhận tiền lừa đảo ở một số đơn vị giảm rõ rệt. Trong đó, số lượng khách hàng bị lừa đảo mất tiền trong tháng 8/2024 giảm khoảng 50% so với số vụ việc trung bình 7 tháng đầu năm 2024. Số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo trong tháng 8/2024 giảm khoảng 72% so với trung bình 7 tháng đầu năm 2024.

Hướng tới mục tiêu toàn bộ khách hàng được định danh

Để tiếp tục tích cực triển khai Đề án số 06/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ cũng như Kế hoạch phối hợp số 01/KHPH-BCA-NHNNVN giữa Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng khi Thông tư 17 và Thông tư 18 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, trong thời gian tới đây, VietinBank sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp ứng dụng dữ liệu dân cư, làm sạch dữ liệu để đảm bảo 100% khách hàng cá nhân tại VietinBank được đối chiếu với thông tin sinh trắc học trong CCCD gắn chip hoặc qua ứng dụng VneID.

Cán bộ VietinBank hướng dẫn khách hàng xác thực sinh trắc học.

Cùng với đó, VietinBank sẽ thúc đẩy ứng dụng dữ liệu quốc gia về dân cư trong việc đánh giá mức độ khả tín khách hàng vay, góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

“Từ thời điểm này đến cuối năm, VietinBank sẽ tiếp tục truyền thông và hỗ trợ khách hàng trong việc định danh tài khoản, để làm sao chúng ta làm sạch được hết tất cả tài khoản và sẵn sàng đến đầu năm 2025, tất cả các khách hàng đều có thể được định danh tài khoản và có thể thực hiện được giao dịch trực tuyến”, Phó Tổng Giám đốc VietinBank Trần Công Quỳnh Lân chia sẻ.

Với triết lý hoạt động “khách hàng là trung tâm”, cùng với việc đẩy mạnh xác thực sinh trắc học phòng ngừa gian lận, bảo vệ khách hàng khi giao dịch trực tuyến, VietinBank cũng tăng cường triển khai các sản phẩm dịch vụ hiện đại, với hàm lượng công nghệ cao, mang đến sự thuận tiện cùng những trải nghiệm tốt hơn, hoàn thiện hơn cho khách hàng.

Tính hết quý III/2024, ứng dụng VietinBank iPay Mobile dành cho khách hàng cá nhân tiếp tục thu hút hơn 8,6 triệu khách hàng sử dụng, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2023; đạt 1.377 triệu giao dịch, tăng hơn 75,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ trọng giao dịch qua kênh iPay đạt hơn 92% tổng giao dịch khách hàng cá nhân.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top