Việt Nam có thêm 50 triệu EUR vốn tín dụng khí hậu xanh

16:33 02/08/2024 - Kinh tế
Vừa qua, ngày 31/7, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam (AFD Việt Nam) đã ký kết Thỏa ước tín dụng Hạn mức tín dụng khí hậu trị giá 50 triệu EUR để tài trợ cho các dự án giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Là ngân hàng chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam và là ngân hàng hàng đầu trong hoạt động nguồn vốn ủy thác nước ngoài, BIDV luôn tiên phong thực thi các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực này. Xác định được tầm quan trọng của việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh,... BIDV luôn dành sự quan tâm, nguồn lực cho lĩnh vực này và đã trở thành ngân hàng thương mại tiên phong tại Việt Nam về tín dụng xanh, mang lại những giá trị tích cực cho thị trường cũng như các nhà đầu tư quốc tế.

Đại diện Lãnh đạo BIDV và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại buổi làm việc.

Tiếp nối thành công của Hạn mức tín dụng giảm thiểu tác động biến động khí hậu (hạn mức tín dụng xanh SUNREF 100 triệu USD) đã ký kết và giải ngân trong năm 2021, AFD và BIDV tiếp tục tăng cường mối quan hệ hợp tác gắn bó và hiệu quả giữa hai bên thông qua việc ký kết Hạn mức tín dụng khí hậu trị giá 50 triệu EUR. Hạn mức này đem đến cho khách hàng của BIDV cơ hội tiếp cận với nguồn vốn tài trợ ưu đãi từ nước ngoài để đầu tư vào các dự án xanh. Sau hạn mức đầu tiên tập trung tài trợ các dự án giảm thiểu biến đổi khí hậu, hạn mức tín dụng lần này hướng đến mục tiêu tài trợ các dự án thích ứng biến đổi khí hậu, đánh dấu một bước tiến mới mạnh mẽ trong việc phát triển tài chính xanh tại Việt Nam.

Hạn mức tín dụng khí hậu 50 triệu EUR là sự khẳng định cam kết của hai bên trong quá trình thúc đẩy đầu tư, tài trợ các dự án xanh đã được thống nhất tại Bản ghi nhớ Hợp tác toàn diện ký kết ngày 28/05/2024 giữa BIDV và AFD. Bên cạnh đó, AFD còn cung cấp cho BIDV khoản hỗ trợ kỹ thuật trị giá 200.000 EUR nhằm tư vấn, hỗ trợ ngân hàng xây dựng danh mục khoản vay phù hợp, thiết lập những chính sách tiêu chí đánh giá các rủi ro khí hậu của các dự án được tài trợ, phát triển và cải thiện hệ thống đánh giá, quản lý rủi ro về môi trường xã hội.

Theo chiến lược kinh doanh của BIDV giai đoạn 2021 - 2025 tầm nhìn đến 2030, BIDV xác định “phát triển bền vững” là mục tiêu xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng. Trong thời gian qua, BIDV đã huy động nhiều nguồn vốn xanh từ các nhà tài trợ nước ngoài để phục vụ, cho vay lại tới khách hàng; trong đó những dự án lớn của AFD do BIDV triển khai đã đem lại hiệu quả tích cực tới môi trường xã hội như Dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, các Dự án năng lượng tái tạo sử dụng nguồn vốn SUNREF. Hạn mức tín dụng khí hậu 50 triệu EUR lần này sẽ tiếp tục cung cấp cho BIDV nguồn vốn dài hạn tài trợ lĩnh vực tăng trưởng xanh vì mục tiêu phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng phát thải ròng bằng “0” (Net zero bank) vào năm 2045.

Cơ quan phát triển Pháp (AFD) là cơ quan nhà nước và là định chế tài chính công cung cấp tài chính, hỗ trợ và xúc tiến chuyển đổi hướng tới một thế giới công bằng và bền vững hơn. Với hơn 4.000 dự án được triển khai tại 115 quốc gia, AFD không ngừng nỗ lực thúc đẩy các lĩnh vực y tế, giáo dục và khuyến khích bình đẳng giới, đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên chung - hòa bình, giáo dục, y tế, đa dạng sinh học và khí hậu bền vững. AFD hoạt động tại Việt Nam từ năm 1994 và đã tài trợ cho hơn 90 dự án, với tổng giá trị tài trợ gần 2,6 tỉ EUR trong các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, giao thông, năng lượng, nông nghiệp,...

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top