Việt Nam có 5 đại diện trong Top 2.000 công ty lớn nhất thế giới

Forbes vừa công bố danh sách 2.000 công ty lớn nhất trên thế giới - Global 2000, được xếp hạng dựa trên 4 tiêu chí: Doanh số, lợi nhuận, tài sản và giá trị thị trường. Việt Nam có 5 đại diện trong danh sách này, nhiều nhất từ trước đến nay, gồm: Vietcombank, Vietinbank, Hòa Phát, BIDV và Techcombank.

Đáng chú ý, 4/5 doanh nghiệp Việt Nam trong Global 2000 hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, duy chỉ có Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất.

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là đại diện đứng đầu với vị trí thứ 950. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) xếp cuối ở vị trí 1.874.

Tổng vốn hóa thị trường của 4 ngân hàng Việt Nam trong danh sách này đạt 46,84 tỷ USD, trong đó, giá trị thị trường của Vietcombank chiếm hơn 36%.

Giao dịch tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -Vietcombank

Forbes cho biết, bất chấp những thách thức do đại dịch Covid-19 và căng thẳng Nga - Ukraine gây ra, các công ty hàng đầu thế giới vẫn cố gắng thúc đẩy doanh số lẫn lợi nhuận năm vừa qua. Giá cổ phiếu của các công ty cũng suy giảm nặng nề khi lạm phát và thị trường sụt giảm gây cản trở cho sự phục hồi kinh tế.

Tập đoàn đa quốc gia Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett lần đầu tiên giành vị trí số 1 kể từ khi Forbes bắt đầu công bố Global 2000 vào năm 2003, “truất ngôi” của Ngân hàng Công thương Trung Quốc khi ngân hàng này tụt xuống vị trí thứ 2 sau 9 năm liên tiếp đứng đầu danh sách này.

Các tập đoàn dầu lớn trên thế giới cũng phục hồi nhanh chóng, vực dậy từ thứ hạng thấp trong năm 2021 nhờ giá dầu tăng cao. Tập đoàn Dầu khí đa quốc gia của Mỹ ExxonMobil đứng ở vị trí thứ 15 bảng xếp hạng của Forbes trong năm nay, tăng từ vị trí 317 trong năm 2021 và tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Anh Shell đứng ở vị trí thứ 16, tăng từ vị trí 324. Cả 2 tập đoàn này đều chứng kiến lợi nhuận tăng vọt sau khi thua lỗ trong năm 2021.

So với năm 2021, vốn hóa tối thiểu của các công ty giảm mạnh từ 8,26 tỷ USD xuống còn 7,6 tỷ USD. Song, mức tối thiểu của các chỉ số khác đều tăng so với cùng kỳ.

Global 2000 của Forbes cũng ghi nhận tổng doanh thu của các tập đoàn và doanh nghiệp thuộc danh sách này ở mức 47.600 tỷ USD, tổng lợi nhuận vào khoảng 5.000 tỷ USD, tổng giá trị tài sản đạt 233.700 tỷ USD và tổng vốn hóa thị trường ở mức 76.500 tỷ USD.

Có 58 quốc gia đại diện trong danh sách năm 2022, trong đó, Mỹ là quốc gia dẫn đầu với 590 công ty, theo sau là Trung Quốc (gồm cả Hồng Kông) với 351 công ty và Nhật Bản với 196 công ty.

Nguồn TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top