Đào tạo nghề chất lượng cao, áp dụng nhiều chính sách “hút” học sinh khá, giỏi.

22:28 18/06/2023 - Văn hóa xã hội
Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội (HHT) đang phát triển GDNN toàn diện. Theo đó, mọi đối tượng có nhu cầu đều có thể đăng ký học nghề, từ trình độ sơ cấp đến cao đẳng với tổng số 40 nghề đào tạo. Nhà trường được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lựa chọn 8 nghề để đầu tư trọng điểm cấp độ quốc tế.

Ưu tiên đào tạo nhân lực chất lượng cao

Đến thời điểm này, trường đã đào tạo thí điểm nghề: Cơ điện tử, Điện tử công nghiệp, Thiết kế đồ họa theo chương trình chuyển giao từ Australia và nghề Công nghệ ô tô theo chương trình của Cộng hòa Liên bang Đức.

Để thực hiện nhiệm vụ đào tạo các nghề chất lượng cao, nhà trường được đầu tư bài bản về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Đặc biệt, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt Đề án: “Đầu tư Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đồng bộ thành trường chất lượng cao, đào tạo một số nghề trọng điểm cấp độ quốc tế” tại Quyết định số 1025/QĐ-UBND ngày 4-3-2019 với tổng mức đầu tư gần 416 tỷ đồng từ nhiều nguồn khác nhau.

Ngoài ra, nhà trường đã tranh thủ các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ khác, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho đội ngũ giáo viên.

Trước khi Chỉ thị số 21 - CT/TW của Ban Bí thư về việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 được ban hành vào ngày 04/5/2023; Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội luôn chủ động đổi mới phương thức đào tạo, đảm bảo: “học đi đôi với hành”, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực; nhân rộng các chương trình theo chuẩn quốc tế; thực hiện công tác truyền thông GDNN, phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh sau THCS, THPT; nâng cao chất lượng nhà giáo; áp dụng đồng bồ nhiều chính sách khuyến học theo đúng tinh thần của Chị thị số 21 - CT/TW.

Áp dụng nhiều chính sách khuyến học, “hút” học sinh chất lượng

Có thể nói, những năm trở lại đây, kết quả thực tế từ hoạt động của nhà trường trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, cam kết có việc làm ngay sau khi sinh viên ra trường đã thay đổi nhận thức của phụ huynh và học sinh.

Đặc biệt, khi học nghề có nhiều lợi thế vượt trội như: thời gian học ngắn, học phí thấp, cùng lúc sinh viên có thể tham gia nhiều chương trình đào tạo; khả năng ứng dụng nghề nghiệp vào thực tiễn cao,…. Đồng thời, nhà trường cam kết sinh viên được giải quyết việc làm. Thậm chí, các doanh nghiệp đầu tư đưa người học đi thực hành, thực tập ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường; nhiều ngành được đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, sinh viên được doanh nghiệp trả lương ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường; Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đã “hút” lượng lớn thí sinh chất lượng, có điểm thi tốt nghiệp THPT cao đăng ký nhập học tại trường.

Đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, có thể đỗ vào nhiều trường đại học trong cả nước nhưng nhiều bạn trẻ lại lựa chọn học nghề tại Ttrường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội (năm 2022 gần 200 sinh viên ). Điều đó cho thấy công tác hướng nghiệp, phân luồng ngày càng được chú trọng. Đây là tín hiêu đáng mừng đối với nhà trường và hệ thống GDNN.

Nhằm “hút” đầu vào chất lượng, nhà trường tiếp tục tặng học bổng khuyến khích học tập dành cho thí sinh có điểm thi tại Kỳ thi THPT quốc gia đạt từ 18 điểm trở lên (xét theo từng tổ hợp môn), thí sinh đạt học sinh giỏi lớp 12, thí sinh là bộ đội xuất ngũ; hỗ trợ nội trú cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, miền núi; tặng học bổng cho HSSV đạt thành tích học tập xuất sắc mỗi học kỳ; HSSV giành giải cao tại các kỳ thi; HSSV có nhiều đóng góp trong hoạt động Đoàn -Hội và phong trào thanh niên,…

Cùng với đó, nhà trường áp dụng đồng bộ nhiều chính sách khuyến học, học bổng thu hút học sinh khá, giỏi đăng ký nhập học tại trường (Hệ Cao đẳng theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp: SV nhận được hỗ trợ 100% học phí; Các nghề thuộc nhóm ngành Cơ khí được nhà nước hỗ trợ 70% học phí học nghề; Thực hiện chế độ miễn/giảm học phí theo đúng Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ; tặng học bổng khuyến khích đầu vào cho HSSV,…).

Các cơ chế, chính sách về học phí cũng như sự đồng hành của nhà trường, sự hợp tác của doanh nghiệp đã góp phần tạo nên sự chuyển biến nhận thức mạnh mẽ trong xã hội. Chất lượng đào tạo và tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp với mức thu nhập cao đã khẳng định thương hiệu của nhà trường.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu rộng, yêu cầu được Đảng và Nhà nước đặt ra là phải tăng nhanh số lượng lao động được đào tạo, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề, đảm bảo cơ cấu đào tạo hợp lý giữa đại học và GDNN. Trong đó, mỗi người học sẽ đóng vai trò quyết định, thông qua sự lựa chọn nghề nghiệp của mình. Với tất cả những lợi ích thiết thực mà giáo dục nghề nghiệp mang lại, người học cần bình tĩnh cân nhắc lựa chọn; hệ thống tư vấn trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng các em trên con đường tìm nghề, học tập để kiến tạo tương lai của bản thân. 

Bảo Châu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top