Trung Quốc gia nhập CPTPP có lợi cho việc thúc đẩy nâng cấp hợp tác trong khu vực Châu Á-Thái Binh Dương

19:13 15/06/2022 - Kinh tế
Mới đây, người Phát ngôn Báo chí Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy việc gia nhập “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” (CPTPP) và “Hiệp định Đối tác Kinh tế số” (DEPA), kiên trì quy tắc kinh tế-thương mại quốc tế tiêu chuẩn cao, mở rộng toàn diện đối ngoại mở cửa trình độ cao.

Trung Quốc sẽ cùng nỗ lực với thành viên các nước ASEAN, tích cực xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN phiên bản 3.0, xây dựng quan hệ kinh tế thương mại song phương và khu vực, mang lại ưu đãi và lợi ích cho nhau. Về vấn đề này, PGS. Nguyễn Minh Hoàn, chuyên gia Việt Nam nghiên cứu vấn đề Trung Quốc, Trưởng khoa Triết học Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam cho biết, Trung Quốc gia nhập CPTPP, sẽ thúc đẩy việc nâng cấp hợp tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ hội nhập Khu vực mậu dịch tự do tiêu chuẩn cao của thế giới, khiến việc đầu tư và thương mại của Trung Quốc và ASEAN được ngày càng mở cửa và thuận tiện.

PGS. Nguyễn Minh Hoàn, chuyên gia Việt Nam nghiên cứu vấn đề Trung Quốc, Trưởng khoa Triết học Học viện Báo chí và Tuyên truyền Việt Nam

Kể từ khi thực hiện chính sách cải cách mở cửa, Trung Quốc luôn kiên trì chủ nghĩa đa phương và mở cửa đối ngoại.  Trong khi tiếp tục kiên định ủng hộ việc hợp tác đa phương lấy WTO làm đại diện, Trung Quốc còn tích cực tham gia hợp tác hội nhập kinh tế trong các khu vực, kiên trì đi trên con đường phát triển chất lượng cao và mở cửa chế độ.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, chịu tác động bởi nhiều yếu tố  như sự trở lại của xu hướng chống toàn cầu hóa và sự can nhiễu địa chính trị, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương trỗi dậy, thể chế thương mại đa phương lấy WTO làm đại diện bị rơi vào bế tắc chưa từng có. Ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 khiến các nước lo ngại về an ninh của chuỗi giá trị, chuỗi ngành nghề và chuỗi cung ứng toàn cầu. Hội nhập khu vực đã trở thành biện pháp quan trọng và lựa chọn thay thế để các nước mở rộng hợp tác đối ngoại, đảm bảo an ninh hợp tác trong khu vực, đẩy nhanh việc triển khai trên toàn cầu. Ông Nguyễn Minh Hoàn cho biết, trong bối cảnh này, Trung Quốc nhấn mạnh tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế trong khu vực, sau khi ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện trong khu vực, Trung Quốc lại tích cực xin gia nhập CPTPP, thúc đẩy quản trị kinh tế-thương mại đa phương toàn cầu và nâng cấp hợp tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thể hiện rõ ràng thái độ kiên định của Trung Quốc trong việc gia nhập hiệp định thương mại tự do trình độ cao hơn.

Ông Nguyễn Minh Hoàn cho rằng, Trung Quốc gia nhập CPTPP không những là nhu cầu của Trung Quốc coi trọng tăng trưởng kinh tế ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao mà còn đảm bảo thương mại tự do bằng các hành động thiết thực, tạo thêm nguồn động lực mới cho việc phục hồi kinh tế toàn cầu và duy trì toàn cầu hoá kinh tế. Ông cho biết, so với RCEP, CPTPP yêu cầu cao hơn về mọi mặt, không chỉ đi sâu nhiều nội dung đề tài truyền thống như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư xuyên biên giới,v.v, mà còn quy phạm nhiều đề tài như chính sách mua sắm, chính sách cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường, tính nhất quán trong giám sát, doanh nghiệp nhà nước và các công ty độc quyền, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, độ minh bạch và chống tham nhũng,v.v, tất cả điều này đều yêu cầu Trung Quốc tiến hành cải cách và điều chỉnh đối với những chính sách mà không phù hợp với thông lệ quốc tế hiện nay.

Ông Nguyễn Minh Hoàn còn cho biết, nếu không có sự tham dự của Trung Quốc, với quy mô hiện có của CPTPP, rất khó gánh vác trọng trách dẫn dắt sự phục hồi bền vững của nền kinh tế thế giới. Là một nước lớn thương mại hàng hoá thế giới, thị trường tiêu dùng lớn thứ hai trên thế giới, nếu Trung Quốc gia nhập  CPTPP thuận lợi, tổng lượng kinh tế và quy mô thương mại của CPTPP sẽ tăng gấp hai lần, cung cấp một thị trường với trình độ vừa và cao, quy mô siêu lớn và mở cửa cho các nước thành viên hiện có. Điều này sẽ cho phép các nước thành viên tận hưởng nhiều hơn nữa lợi ích do mở cửa mang lại, cùng chia sẻ lợi ích của sự phát triển bền vững của kinh tế Trung Quốc, thúc đẩy thế giới xây dựng lại mô hình thương mại mở cửa và phồn vinh. Điều này không chỉ có lợi cho việc xây dựng quy tắc thương mại toàn cầu, mà còn giúp thúc đẩy hội  nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hoá kinh tế./.

Sảnh Hoa

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top