Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc ít người nhìn từ thực tiễn ở Yên Bái

Trong những năm qua, các cấp, các ngành và địa phương thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về vấn đề trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Từ đó góp phần nâng cao kiến thức pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Yên Bái là một trong những tỉnh đã nỗ lực thực hiện đa dạng hoá các hình thức TGPL cho người dân, góp phần đảm bảo trật tự an ninh trên địa bàn.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Khó khăn từ cơ chế, chính sách

Yên Bái là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía bắc, có 30 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 53%. Do yếu tố lịch sử và tập quán sinh hoạt nên bà con dân tộc thiểu số chủ yếu cư trú tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; kinh tế phát triển chậm, trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức về pháp luật còn nhiều hạn chế. Từ thực tế trên, Yên Bái đã bám sát vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước như: Luật TGPL năm 2006, chính sách TGPL trong các chương trình giảm nghèo. Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 14/12/2012 về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020. Trong những năm gần đây, công tác TGPL cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bái đã được quan tâm thực hiện thường xuyên, liên tục gắn với những hình thức đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể. các biện pháp được thực hiện tích cực như: tổ chức những đợt TGPL lưu động về các xã nghèo, vùng khó khăn; hệ thống các câu lạc bộ TgpL duy trì sinh hoạt thường xuyên để người dân có thể trao đổi vướng mắc pháp luật, tăng cường khả năng tự giải quyết hoặc hỗ trợ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bà con. Thông qua việc tuyên truyền giúp đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện tiếp cận, nâng cao nhận thức và tự giác chấp hành pháp luật.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế như: số lượng cán bộ và cộng tác viên biết tiếng dân tộc thiểu số còn ít, do đó, các Trung tâm gặp nhiều khó khăn trong việc trợ giúp cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp họ không sử dụng được tiếng Kinh. nhiều cấp ủy chưa thực sự quan tâm phát triển hệ thống tổ chức, bộ máy; các Trung tâm TGPL chưa bảo đảm cấp kinh phí đầy đủ cho hoạt động trợ giúp pháp lý.

Tháo gỡ khó khăn trong công tác trợ giúp pháp lý

Nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền phổ biến TgpL đã được lựa chọn đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, ở từng địa bàn. công tác TGPL được đẩy mạnh, mạng lưới câu lạc bộ, hệ thống cộng tác viên được mở rộng tại các huyện, xã trên địa bàn toàn tỉnh. Đặc biệt từ năm 2011, yên bái được hỗ trợ kinh phí tổ chức triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý, sinh hoạt các tổ hòa giải để giải quyết các tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư tại 2 huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu.

Theo đó, các xã thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo vùng cao đã thành lập 133 câu lạc bộ TGPL và duy trì hoạt động tốt, tạo thuận lợi cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số tham gia sinh hoạt, trao đổi vướng mắc pháp luật, tăng cường khả năng tự giải quyết hoặc hỗ trợ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân sinh sống trong vùng.

Với các nội dung tuyên truyền, phổ biến nhất là tuyên truyền các bộ luật như: bộ luật hình sự, Luật hôn nhân gia đình, Luật phòng, chống ma túy, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em... cùng nhiều hình thức tổ chức tuyên truyền đa dạng như: các lớp tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công tác hòa giải cơ sở; duy trì hoạt động tổ hòa giải ở cơ sở, các câu lạc bộ, tổ chức tuyên truyền miệng kết hợp phát hàng ngàn tờ rơi cho đồng bào dân tộc tại các phiên chợ vùng cao v.v..., công tác TGPL cho đồng bào vùng cao của tỉnh đã có chuyển biến tích cực.

Đổi mới nội dung tuyên truyền phù hợp, gần gũi, thiết thực như lồng ghép công tác tuyên truyền TGPL vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong các dịp lễ hội, phiên chợ vùng cao, sinh hoạt văn hóa của người dân, “sân khấu hóa” biện pháp tuyên truyền đưa chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đến với người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của đồng bào vùng cao.

Thông qua các nội dung người thật, việc thật, những câu chuyện pháp luật để tuyên truyền, giáo dục ý thức cảnh giác của người dân không trồng cây thuốc phiện; phòng, chống mua bán người; bảo vệ, phát triển rừng. bên cạnh đó, đơn vị cũng tổ chức ngày pháp luật Việt Nam, hội nghị phổ biến, tuyên truyền miệng; khai thác tủ sách pháp luật; lồng ghép công tác TGPL với việc thực hiện các dự án, đề án, chương trình hoạt động của các ngành, địa phương...

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở trong công tác xã hội hóa công tác tuyên truyền, TGPL tại cơ sở; đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp, như hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao trình độ đội ngũ trợ giúp viên, trong đó chú trọng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động TGPL nhằm nâng cao chất lượng công tác TgpL trong thời gian tới./.

ThS. Hoàng Thị Hương Thu - Đại học Công nghiệp Hà Nội
Tạp chí Người Làm Báo số 389 - Tháng 7/2016

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top