Triển vọng kinh tế Việt Nam 2023: Truyền thông và dự báo

05:58 27/01/2023 - Kinh tế
Trong những ngày gần đây, truyền thông trong nước và quốc tế đã có nhiều bài viết phân tích, đánh giá về kinh tế năm 2022 và triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Đây được coi là động lực để kinh tế Việt Nam phát triển trong năm 2023 và những năm tiếp theo để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.

Kinh tế Việt Nam năm 2023 với nhiều điểm sáng

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025 của Việt Nam. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống mức 3,6%. Tại Việt Nam, tiến trình phục hồi kinh tế sẽ mạnh lên từ việc thực thi các Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức đạt ở mức 7,2% trong năm 2023. Trong việc tuyên truyền và định hướng, nhằm kết nối các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng chia sẻ góc nhìn, bình luận, dự báo kịch bản triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023. Báo chí đóng vai trò quan trọng góp phần giúp ổn định xã hội và phát triển kinh tế cho đất nước.

Tại Diễn đàn Nhịp đập Kinh tế Việt Nam lần thứ hai được tổ chức mới đây với chủ đề: “Tiếp tục phục hồi kinh tế, các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng”, các ý kiến phát biểu tại diễn đàn có chung nhận định chính sách linh hoạt và chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thành công đã mang lại những tiến bộ ấn tượng cho triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm nay. Tuy nhiên, chặng đường phía trước còn nhiều thử thách, có nhiều rủi ro đối với tăng trưởng trong tương lai, chủ yếu liên quan đến các yếu tố bên ngoài.

Năm 2022, kinh tế Việt Nam vượt trội hơn so với các quốc gia khác trong khu vực nhờ vào sự phục hồi chi tiêu của người tiêu dùng, xuất khẩu tăng mạnh trong nhiều quý, và hoạt động du lịch quốc tế dần trở lại. Lạm phát cơ bản vẫn được kiểm soát dưới mức mục tiêu đề ra (4%/năm). Tuy nhiên, tăng trưởng toàn cầu chậm lại và rủi ro bất ổn tài chính gia tăng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng trong 2023 và 2024. Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ tăng 6,7% so với cùng kỳ, cao hơn mục tiêu của Chính phủ là 6,5%. Bên cạnh đó, dự báo lãi suất huy động có thể tăng nhẹ 50 điểm cơ bản trong năm 2023, thấp hơn đáng kể so với mức tăng trên 200 điểm cơ bản trong năm 2022.

Tuy nhiên ở góc nhìn khác, theo Tổng cục thống kê, kinh tế thế giới tác động đến triển vọng toàn cầu. Khó khăn trên dự kiến sẽ ảnh hưởng lâu dài tới nền kinh tế Việt Nam, ít nhất trong nửa đầu năm 2023 và ảnh hưởng tới khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Thế giới đang trong thời kỳ nhiều biến động, những thay đổi về kinh tế, địa chính trị và sinh thái đều tác động đến triển vọng toàn cầu và Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài sự tác động này. Khó khăn trên dự kiến sẽ ảnh hưởng lâu dài tới kinh tế Việt Nam, ít nhất trong nửa đầu năm nay và khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2023.

Báo chí trong công tác truyền thông và dự báo

Theo báo cáo của Chính phủ trong phiên khai mạc ngày 20/10 Kỳ họp thứ 4 Quốc hội, năm 2022, kinh tế nước ta phục hồi mạnh mẽ và sẽ là năm đầu tiên trong giai đoạn 3 năm dịch Covid-19 qua, Việt Nam đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kinh tế kế hoạch đặt ra, với tăng trưởng GDP khoảng 8%. Năm 2023, tăng trưởng kinh tế được Quốc hội giao mục tiêu cho Chính phủ là 6,5%, lạm phát 4,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 4.400 USD. Nhu cầu tiêu dùng của thị trường 100 triệu dân, đầu tư công, xuất khẩu... là động lực tăng trưởng chính của kinh tế.

Tạp chí Kinh tế và Dự báo có bài phân tích: “Kịch bản khả thi nhất là tăng trưởng kinh tế năm 2023 đạt mức 6,47%. Nhóm nghiên cứu của CIEM, công bố dự báo triển vọng kinh tế 2023, với hai kịch bản: Theo kịch bản 1 - kịch bản khả thi nhất - tăng trưởng kinh tế năm 2023 có thể đạt mức 6,47%. Mức này xấp xỉ với chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 mà Chính phủ xác định, là 6,5%. Ở kịch bản 2, tăng trưởng có thể đạt tới 6,83%. "Nếu tiếp tục cải cách nhanh, tăng năng suất, kịch bản 2 có thể là mục tiêu đạt được".

Báo Tuổi trẻ Online thì lạc quan cho rằng kinh tế có nhiều điểm sáng: “Nền kinh tế Việt Nam năm 2023 vẫn sáng sủa trong bức tranh chung, nhưng khó khăn của các đối tác sẽ mang lại thách thức lớn cho khu vực châu Á và Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh này, kinh tế Việt Nam được xem là một điểm sáng. Trong báo cáo mới nhất công bố tuần trước, ADB hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế đối với khu vực châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương. Theo đó nền kinh tế khu vực sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm nay và 4,6% vào năm sau. Các dự báo cho năm 2023 đến nay hầu hết đều theo hướng cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ phát triển chậm lại, và điều này sẽ kéo nền tăng trưởng Việt Nam chậm theo, dẫu Việt Nam vẫn sẽ là một trong những nước "giữ phong độ" tốt nhất”.

Cũng theo Báo Tuổi Trẻ có bài phân tích khá kỹ hơn: “Trong năm 2023, kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với áp lực lãi suất, tỷ giá tăng; thu ngân sách sẽ khó khăn hơn do doanh nghiệp còn nhiều rào cản... kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với 6 khó khăn, thách thức chính. Thứ nhất, môi trường quốc tế đang kém thuận lợi; một số khu vực, quốc gia, đặc biệt là các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam có thể rơi vào suy thoái nhẹ, làm giảm lực cầu xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng và du lịch quốc tế. dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và một số nước có thể rơi vào suy thoái cục bộ, ngắn hạn và so với mức nền cao của năm 2022, dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng chậm lại, nhưng vẫn đứng ở mức khá, khoảng 6 - 6,5% (kịch bản cơ sở).

Báo Nhân dân Online có bài phân tích: ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,7% trong năm 2023. Trong đó Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra những đánh giá rất lạc quan về tình hình phục hồi kinh tế Việt Nam, trong đó dự báo tăng trưởng kinh tế nước ta đạt mức 6,5% trong năm nay, và tăng trưởng mạnh mẽ hơn lên mức 6,7% trong năm 2023. Theo đó, ADB ghi nhận kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi ở mức 6,5% trong năm 2022 và tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6,7% trong năm 2023, nhờ tỷ lệ tiêm phòng Covid-19 cao, đẩy mạnh thương mại và tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng.”

Báo Kinh tế và Đô thị thì có quan điểm khác qua nhận định ngược lại, một số chuyên gia cho rằng: “Các dự báo về kinh tế toàn cầu năm 2023 ngày càng trở nên u ám hơn. Nguy cơ xung đột địa chính trị, những bất ổn kinh tế vĩ mô trầm trọng hơn, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thời tiết và thiên tai khắc nghiệt… đang là những thách thức lớn cho kinh tế Việt Nam năm 2023. Với tăng trưởng GDP 8,02%, kinh tế Việt Nam năm nay được đánh giá là phục hồi ngoạn mục, tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, những khó khăn của kinh tế thế giới trong năm 2022 đã, đang và sẽ tiếp tục tác động kinh tế Việt Nam trong năm 2023.”

Theo Báo Người Lao động phân tích: “Nền kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ việc thực hiện chương trình phục hồi kinh tế. Kinh tế Việt Nam năm 2023 có thể diễn ra theo 2 kịch bản. Kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế có thể chỉ ở mức 6% - 6,2% nếu các yếu tố rủi ro lấn át xu hướng phục hồi đã thiết lập trong năm 2022. Kịch bản 2 khả quan hơn, tăng trưởng kinh tế có thể đạt mức 6,5 - 6,7% trong điều kiện quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi hơn, các tác động từ bối cảnh quốc tế không quá lớn.”

Thời báo Tài chính Ngân hàng có bài phân tích: “Kinh tế Việt Nam có triển vọng tăng trưởng tích cực năm 2023. Mục tiêu tăng trưởng 6,5% cho năm 2023 trên nền tăng trưởng kinh tế cao 8% của năm 2022 là con số khá cao. Tuy nhiên, mục tiêu này đặt ra là có cơ sở, từ những kết quả, bài học kinh nghiệm mà Việt Nam đã có trong thời kỳ đại dịch. Với cơ cấu sản xuất tương đối ổn định, mức đầu tư công cao... có thể tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tích cực trong năm tới. Đây là đánh giá của đại biểu Quốc hội GS,TS Hoàng Văn Cường về mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2023”.

Trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, một số chuyên gia cho hay: “Chuyên gia dự báo lạm phát Việt Nam năm 2023 xoay quanh 3,5%. Mặc dù kinh tế thế giới 2022 ảm đạm, nhiều nền kinh tế rơi vào đình trệ, song Việt Nam dường như đã vượt qua thách thức, đạt mức tăng trưởng cao và lạm phát thấp. Chuyên gia kinh tế dự báo năm 2023 lạm phát của Việt Nam nhích tăng nhẹ so với năm 2022, quanh mức 3,5%. Trong thời gian tới, lạm phát so với cùng kỳ tại Việt Nam sẽ có xu hướng giảm dần sau khi đạt đỉnh vào tháng 1/2023 nhờ chính sách tiền tệ thận trọng của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2022, cũng như nguy cơ kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2023 khoảng 4,5% hay thậm chí dưới 4% là hoàn toàn khả thi."

Theo trang CafeF phân tích: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023 dự báo thuộc tốp đầu khu vựcWorld Bank dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 là 6,3%. Đây là mức dự báo tăng trưởng cao thứ 2 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam là một trong những nền kinh tế có thành tích tốt nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là nhận định của bà Antoinette Sayeh, Phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong chuyến thăm làm việc đầu tiên tới Việt Nam mới đây. Mặc dù nhiều tổ chức quốc tế như IMF hay World Bank đánh giá cao những kết quả đạt được của Việt Nam trong năm 2022, nhưng họ cũng nhấn mạnh Việt Nam cần cẩn trọng với những thách thức lớn hơn trong năm 2023”.

Theo Báo An ninh thủ đô thì cho rằng: “Dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng tích cực trong năm 2023. Bất chấp triển vọng khá u ám với nền kinh tế thế giới và ở nhiều nền kinh tế khác, kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều yếu tố tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2023. Để hạn chế những tác động tiêu cực, các chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam phải tận dụng các cơ hội đang mở ra. Trước hết, Việt Nam có thị trường nội địa cực kỳ tiềm năng với khoảng 100 triệu dân. Tất cả lĩnh vực hoàn toàn có thể dựa vào thị trường nội địa, kể cả sức mua, đầu tư, hàng không, du lịch… Vì thế, Việt Nam cần có chính sách tạo động lực bên trong, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 cũng như tạo nền tảng phát triển mạnh, bền vững.”

Triển vọng kinh tế Thế giới và Việt Nam năm 2023

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết kinh tế thế giới năm 2023 được dự báo nhiều rủi ro, thách thức khi xung đột Nga-Ukraine hiện nay chưa có dấu hiệu kết thúc, kéo theo giá năng lượng và thực phẩm tăng, lạm phát leo thang và lãi suất tăng mạnh.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 được dự báo sẽ thấp hơn so với ước tính ban đầu và nhiều quốc gia đang phát triển và có thu nhập thấp sẽ không thể cung cấp hỗ trợ tài khóa cho quốc gia mình do mất khả năng trả nợ vì lãi suất tăng cao, kèm theo nguồn thu của chính phủ bị suy giảm. Năm 2023, tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ giảm xuống còn 3,8%. Trong khi GDP thực tế của các nền kinh tế phát triển được dự đoán sẽ trở lại mức dự báo trước đại dịch vào năm 2022, GDP của các nền kinh tế có thu nhập thấp và đang phát triển, dự kiến, sẽ duy trì ở mức trung bình dưới 3% so với mức dự báo trước đại dịch.

Kinh tế Việt Nam cuối năm 2022 đã thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ ở hầu hết địa phương, khá đều ở các lĩnh vực. Điều này cũng góp phần tạo đà tăng trưởng tương đối tốt, tạo động lực cho năm 2023. Với nhiều chính sách điều hành linh hoạt của Chính phủ; Sự thích ứng của cộng đồng doanh nghiệp; Thúc tiến độ xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng; Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các công trình trọng điểm; tạo động lực phát triển Kinh tế Việt Nam trong năm 2023.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, nền kinh tế nước ta dự báo tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của của tình hình chính trị thế giới, khu vực diễn biến phức tạp; sự phục hồi chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro và chưa vững chắc của kinh tế thế giới như tình trạng thiếu hụt nguồn cung, đứt gãy chuỗi cung ứng, chống tự do thương mại ở một số nơi, lạm phát tiếp tục tăng cao và trở thành vấn đề lớn tại nhiều quốc gia; dịch Covid-19 vẫn còn tiếp diễn và chứa ẩn nhiều rủi ro; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.

PGS,TS Hồ Sỹ Hùng cho rằng kinh tế Việt Nam năm 2022 đã tăng trưởng tương đối tốt, tạo động lực cho năm 2023. “Quốc hội, Chính phủ đã xác định rõ mục tiêu tổng quát năm 2023 là tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và dịch bệnh mới phát sinh. Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế; quyết tâm thực hiện hiệu quả với nỗ lực cao nhất Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số”.

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Nghị quyết 68/2022/QH của Quốc hội đã đưa ra 10 nhóm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Cùng với đó, cũng đã có những chương trình cải cách thể chế, hỗ trợ doanh nghiệp, cải cách kinh tế. Kết quả phát triển kinh tế năm 2022, rất đáng phấn khởi so với những khó khăn phải trải qua. Trong đó, thực hiện thành công một phần cơ cấu nền kinh tế, năm 2023 là năm phải thực thi các hành động một cách mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời và đầy đủ giải pháp đã đề ra.

Trong khi đó, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, TS Vũ Tiến Lộc cho rằng: “Sau những khó khăn đã phải trải qua, bước sang năm 2023 cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ có sự thích ứng linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2022 là một năm đặc biệt, có 2 mảng sáng tối trong nền kinh tế. Cũng phải thẳng thắn thừa nhận còn một số vấn đề về tăng trưởng, việc làm và niềm tin trong nền kinh tế. Những yếu kém trong nội bộ doanh nghiệp được bộc lộ ra, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhưng những yếu tố khách quan này lại tạo nên sự đổi mới, buộc doanh nghiệp thay đổi để thanh lọc, khiến cho quá trình tái cấu trúc của thị trường diễn ra mạnh mẽ hơn”.

Các chuyên gia, nhà quản lý, nhà kinh tế đều cho rằng, trong giai đoạn hiện nay vấn đề quan trọng nhất. Lạm phát cơ bản vẫn được kiểm soát dưới mức mục tiêu đề ra (4%/năm). Tuy nhiên, tăng trưởng toàn cầu chậm lại và rủi ro bất ổn tài chính gia tăng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng trong năm 2023 và 2024. Sang năm 2023, các áp lực, rủi ro và thách thức đối với kinh tế Việt Nam sẽ gia tăng, nên IMF đã hạ dự báo tăng trưởng trong năm 2023 xuống 5,8%. Lạm phát dự kiến sẽ tăng lên trước khi dần trở lại dưới mức 4%.

TS Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban Kinh tế ngành và Doanh nghiệp, NCIF, đại diện nhóm nghiên cứu chỉ rõ, sự phục hồi của nền kinh tế trong năm 2023 sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ việc thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế 2022-2023. Dự báo Việt Nam vẫn sẽ cố gắng duy trì mục tiêu ổn định lãi suất và tỷ giá, giữ mặt bằng lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ tăng trưởng. Do nền tảng tăng trưởng khá cao trong năm 2022, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ chậm lại, từng bước trở về trạng thái trước Covid-19, do sức bật cầu trong nước có thể không mạnh mẽ như năm 2022. Giá cả nguyên vật liệu tăng cao bắt đầu chuyển hóa rõ nét hơn vào chi phí sản xuất. Xuất nhập khẩu có thể tăng chậm hơn so với năm 2022, do tình trạng khó khăn kéo dài của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài dự báo vẫn ở mức thấp, do các rủi ro kinh tế toàn cầu gia tăng".

Đồng tình với các nhận định trên, TS Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, khó khăn và thách thức với kinh tế Việt Nam trong năm tới còn rất nhiều. Theo đó, tăng trưởng sẽ bị chậm lại và lạm phát cao hơn. Kịch bản tăng trưởng GDP ở mức 6 - 6,5%, lạm phát sẽ ở mức 4 - 4,5%. Chúng ta phải hết sức phấn đấu mới đạt được mức tăng trưởng 6,5% bởi xuất khẩu, đầu tư, du lịch... sẽ bị tác động bởi tình hình quốc tế trong bối cảnh suy thoái nhẹ".

TS Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế cho rằng: “Thế giới đang ở trong giai đoạn “rất mong manh”, với lạm phát tiếp tục gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày một chậm lại (năm 2022 chỉ tăng 3,2% GDP, so với 6% GDP năm 2021, và năm 2023 chỉ còn là 2,7%); năm 2023 có 25% khả năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống dưới mức 2% và hơn 1/3 nền kinh tế toàn cầu sẽ chứng kiến hai quý liên tiếp tăng trưởng âm; cả 3 nền kinh tế lớn nhất - Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc – sẽ đều tăng chậm lại. Năm 2023 Việt Nam đạt ngưỡng 100 triệu dân và quy mô GDP cán mốc 10 triệu tỷ đồng. Dù nền kinh tế Việt Nam đang có đà phục hồi mạnh mẽ, nhưng những bất định cũng gia tăng khiến tăng trưởng kinh tế và xuất nhập khẩu có thể chậm lại và thu hút vốn đầu tư nước ngoài chưa có đột phá rõ rệt.  Tháng 9/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh: hơn 90% các nền kinh tế phát triển, 80% các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đều bị hạ dự báo tăng trưởng cho năm 2022 và 2023”.

Tại tọa đàm Dự báo Kinh tế - Vượt “cơn gió nghịch” 2023 do VCCI và Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức vừa qua, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp nhận định, năm 2023, kinh tế Việt Nam đứng trước ba “cơn gió nghịch” cần vượt qua đó là: chính sách thắt chặt tiền tệ, chiến tranh giữa Nga và Ukraine và kinh tế Trung Quốc giảm tốc.

Kinh tế Việt Nam khép lại năm 2022 với nhiều 'điểm sáng' trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều điểm tối. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý cho rằng Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong năm 2023. Đặc biệt trong bối cảnh người dân Việt Nam cũng như thế giới vẫn đang đối mặt với dịch bệnh. Thế nhưng giữa "vũng bùn" khó khăn đó, với hy vọng, con người và đất nước Việt Nam vẫn sẽ vươn lên đầy "mạnh mẽ như hổ" để đạt được những thành tựu không tưởng năm 2023.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra một số mục tiêu cụ thể đối với phát triển kinh tế trong giai đoạn 2021 - 2025, gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 6,5% - 7%/năm; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP. Để hoàn thành các mục tiêu đề ra cần có giải pháp căn cơ nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển một cách bền vững.

Việt Nam bước sang năm 2023 với nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức nhưng chúng ta cùng nhau thực hiện bằng được khát vọng phồn vinh, hạnh phúc. Chúng ta có quyền hy vọng và kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Với nguồn năng lượng đầy hứng khởi từ năm Nhâm Dần 2022, chúng ta bước vào năm năm Quý Mão 2023 với niềm tin mãnh liệt rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành quyết liệt, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, sự đồng hành của Quốc hội, của Nhà nước, cả hệ thống chính trị, của nhân dân, của cộng đồng doanh nghiệp, đất nước sẽ tiếp tục có những bước chuyển mình nhanh hơn, uyển chuyển hơn, hiệu quả hơn trên con đường đi tới hùng cường, thịnh vượng, người dân được ấm no, hạnh phúc hơn.

Hoàng Anh Tuấn (Tổng hợp)

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top