TPHCM: Khai mạc triển lãm chuyên đề “ Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và 100 năm Báo Người Cùng khổ”

Sáng 17/6, tại đường Đồng Khởi ( TPHCM), Hội Nhà báo TPHCM, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM và Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp tổ chức Khai mạc triển lãm chuyên đề “ Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và 100 năm Báo Người Cùng khổ”.

Ban tổ chức cắt băng khai mạc triển lãm

Triển lãm nhằm Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022); Kỷ niệm 100 năm Báo Le Paria ( Người Cùng khổ) xuất bản số đầu (01/04/1922-01/04/2022) và Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam ( 21/6/1925-21/6/2022).

Triển lãm gồm 36 vách là các hình ảnh liên quan đến Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và Báo Le Paria. Đặc biệt, có hành trình báo chí của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925, một số bài viết đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trên báo L’Humanité, Lời kêu gọi tham gia Hội hợp tác xuất bản Báo Le Paria ngày 10/02/1922. Ngoài ra, triển lãm còn trưng bày 29 trên 38 số Báo Le Paria đã xuất bản, 26 số trong đó ( có tờ số 1 và số cuối cùng) sưu tầm từ Pháp; trưng bày tác phẩm “ Người đi tìm hình của nước” của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng; tác phẩm “ Nguyễn Ái Quốc ở Paris” của cố họa sĩ Phạm Văn Đôn…

100 năm trước, Nguyễn Ái Quốc đã cùng các nhà hoạt động cách mạng quốc tế đến từ các nước thuộc địa khác của Pháp lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bản tại Pháp tờ Le Paria (Người cùng khổ) ngày 01/4/1922.

Thời kỳ hoạt động trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp lãnh đạo và là linh hồn của Le Paria. Báo duy trì hoạt động được 4 năm (1922-1926), xuất bản được 38 số. Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài thuộc nhiều thể loại khác nhau như tin tức, xã luận, truyện ngắn, dịch thuật, tiểu phẩm, tranh vẽ… Những bài báo của Người không chỉ vạch trần chính sách áp bức bóc lột đến tận xương tủy của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Đông Dương mà còn chỉ rõ bộ mặt tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa khác trên thế giới.

Nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM phát biểu khai mạc

Phát biểu tại lễ khai mạc, nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM, chia sẻ: Có thể nói, Le Paria đã khẳng định tôn chỉ, mục đích của mình ngay ở số đầu tiên phát hành là “ sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu” với sứ mạng “ Giải phóng con người”.

Sự ra đời của Le Paria đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Đông Dương và các nước thuộc địa, cổ vũ các tầng lớp nhân dân lao động đứng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi ách nô lệ và có ảnh hưởng lớn đến công luận ở Pháp và các nước bị áp bức.

Nhà báo Trần Trọng Dũng đánh giá cao kết quả sưu tầm và nghiên cứu của Bảo tàng Báo chí Việt Nam – Hội Nhà báo Việt Nam về báo Người Cùng khổ - một tờ báo xuất bản ở nước ngoài đầu thế kỷ 20, do thanh niên Việt Nam yêu nước trực tiếp tham gia sáng lập và điều hành, đó là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Triển lãm diễn ra từ ngày 17/6 đến ngày 25/6/2022.

P.V

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top