Toạ đàm “Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt”
16:00 07/04/2023
- Hội thảo - Tọa đàm - Giải báo chí
Ngày 6/4/2023, tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi toạ đàm “Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt”. Tổng Biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Ngọc Toàn chủ trì.
Tham dự buổi toạ đàm có các đồng chí: Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành các tỉnh miền Tây Nam Bộ và các tổ chức tài chính, ngân hàng….
Tiếp nối thành công của hội thảo “Phát triển đồng bằng sông Cửu Long giải pháp từ cây lúa” và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan mong muốn qua buổi toạ đàm sẽ tìm ra giải pháp, xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất, nâng cao khả năng, cạnh tranh thị trường quốc tế, giúp bà con nông dân thoát khỏi vấn nạn “trồng chặt”, có thu nhập cao hơn, ổn định hơn, gia tăng số lượng nông dân tỷ phú.
Toàn cảnh Tọa đàm “Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt” _ Ảnh: PV.
Phát biểu chủ trì trong buổi toạ đàm, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên Nguyễn Ngọc Toàn nhận định, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của kinh tế Việt Nam với thế giới, nhiều Hiệp định song phương, đa phương Việt Nam ký kết với các thị trường lớn có hiệu lực, cánh cửa thị trường toàn cầu đã được mở ra cơ hội để mang lại giá trị cao cho các mặt hàng nông sản, thế mạnh của Việt Nam rất lớn nên vấn đề xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt càng cấp bách.
Việt Nam là quốc gia có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, tiêu, điều, trái cây, rau quả, thủy hải sản... song tên tuổi vị thế nông sản Việt có đến 80% sản lượng nông sản xuất khẩu Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng và chưa tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu.Trong các loại nông sản, mặt hàng gạo xây dựng được thương hiệu mạnh nhất. Gạo Việt cũng đã xuất khẩu được vào một số thị trường khó tính trên thế giới.
Tuy nhiên theo GS Võ Tòng Xuân để xây dựng thương hiệu gạo mạnh có tên tuổi còn gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân của vấn đề bắt nguồn từ 3 bên (Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân) như việc quảng bá sản phẩm chưa đủ mạnh; doanh nghiệp không có diện tích lớn nên muốn xuất khẩu gạo thì phải qua thương lái là chính; còn nông dân cũng chưa muốn phá bờ thửa ruộng của mình để tham gia sản xuất lớn.
GS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh nếu giải quyết những khó khăn đó thì việc xây dựng thương hiệu sản phẩm sẽ dễ dàng hơn. Chia sẻ về lợi thế trong sản xuất chè, bà Võ Thị Tam Dân, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Trà Rồng Vàng cho biết Việt Nam là đất nước được ưu đãi từ mẹ thiên nhiên khí hậu, nhiều sản phẩm quý hiếm từ thiên nhiên điều đó giúp cho lượng nông sản việt khá ấn tượng. Việt Nam có lợi thế xuất khẩu chè đây cũng là những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực không chỉ trong nước mà vươn tầm ra thế giới.
Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè và đứng thứ 7 về sản xuất chè các loại. Sản phẩm chè Việt Nam xuất khẩu 74 quốc gia và các thị trường chính gồm: Indonesia, Trung Quốc, Nga,… Trong những năm qua, chè đã mang lại giá trị kinh tế lớn cho xã hội tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống cho người dân góp phần thúc đẩy riêng đối với ngành trà Bảo Lộc ( Lâm Đồng).
Diệu Linh
Bình luận: 0
Tin tức liên quan
- Trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2024 (11:05 17/11/2024)
- Chuyển đổi số góp phần xây dựng tính chuyên nghiệp và hiện đại của báo chí (05:20 05/11/2024)
- Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt (02:05 01/11/2024)
- Báo chí và doanh nghiệp luôn có sự gắn bó, đồng hành cùng phát triển (11:47 24/10/2024)
- Lễ trao giải cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 (12:15 21/10/2024)