Tọa đàm "Nhà báo và mạng xã hội" tại Quảng Ngãi

Ngày 21/7, tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi tổ chức tọa đàm “Nhà báo và mạng xã hội”.

Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: V.H

Dự tọa đàm có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ; Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Mai Đức Lộc; đại diện Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo, báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
 
Phát biểu khai mạc tọa đàm, TS Mai Đức Lộc - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: “Tọa đàm Nhà báo và mạng xã hội được tổ chức nhằm lấy ý kiến góp ý của các nhà báo, các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, các cấp hội cơ sở về Hướng dẫn thực hiện điều 5 trong 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam: “Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác”.

Thông qua buổi tọa đàm nhằm giúp những người làm báo có nhận thức đúng đắn, góp phần hình thành tâm trạng tích cực và định hướng dư luận xã hội, hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo Việt Nam… Luật An ninh mạng vừa được thông qua tại kỳ họp thứ IV, Quốc hội Khóa XIV và đã chính thức đi vào hoạt động. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân, xã hội đối với vai trò của mạng xã hội và đời sống báo chí nói riêng, đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ phát triển nhanh chóng và bùng nổ thông tin hiện nay”.

Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Mai Đức Lộc phát biểu buổi tọa đàm. Ảnh: V.H

Phát biểu tại tọa đàm, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ cho rằng, đây là một diễn đàn hết sức ý nghĩa, thực sự, cần thiết và đúng đắn; là dịp để các nhà báo và người làm báo trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên trao đổi, giới thiệu các mô hình mới, cách làm hay, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, kinh nghiệm để cùng nhau tham khảo, vận dụng trong hoạt động thực tiễn công tác. Đồng thời, là dịp để các nhà báo thảo luận, đóng góp ý kiến thiết thực để triển khai thực hiện tốt quy định về chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác.

Tại buổi tọa đã có hàng chục tham luận của các nhà báo, các đại biểu về nội dung này và đều nhận định rằng, mạng xã hội đang có những tác động tích cực đến báo chí, nhưng cũng không phủ nhận mặt trái của mạng xã hội. Vì vậy, việc ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hóa Điều 5 Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam là cần thiết thiết. Đồng thời, chia sẻ những kinh nghiệm, đóng góp mang tính xây dựng về việc phải nghiên cứu kỹ để khi ban hành áp dụng vào thực tế để phát huy được hiệu quả.

Được biết, tọa đàm "Nhà báo và mạng xã hội" đã và đang được Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ở các vùng miền, nhằm lấy ý kiến, ban hành một quy định cho nhà báo, hội viên khi tham gia mạng xã hội, một mặt khuyến khích hội viên sử dụng thành tựu công nghệ mới, phát huy trách nhiệm nhà báo, các cơ quan báo chí và các cấp Hội trong tác nghiệp và sử dụng mạng xã hội đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, nâng cao trách nhiệm nghĩa vụ công dân, đồng thời là cán bộ tuyên truyền của Đảng, Nhà nước.

V.H 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top