Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Tỉnh táo trong tiếp cận và truyền tải thông tin khoa học

Nếu nguồn thông tin được lấy theo kiểu “thầy bói xem voi” thì tác động về đời sống sẽ là khôn lường. Đã có không ít bài học và sự trả giá cho việc đưa tin thất thiệt, thiếu diễn giải đầy đủ. Xin trích dẫn vài câu chuyện để các nhà báo, những người làm truyền thông KH&CN cùng chia sẻ

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Mẩu tin nhỏ cũng có thế gây “bão”

Giữa tháng 7/2007, một số báo chí nước ngoài như BBC New và Daily Mail (Anh) đã công bố thông tin “Phụ nữ ăn nhiều bưởi sẽ có nguy cơ ung thư vú”. Một số tờ báo trong nước trích dẫn nguồn tin này và gây ra sự nhầm lẫn rất tai hại. Ngay sau đó, giá bưởi tại Đồng bằng Sông Cửu Long đã bị “rớt” từ 8.000-10.000/kg xuống còn 1.000 đồng/kg nhưng vẫn tiêu thụ rất chậm, nhiều người dân đã phải đốn bỏ cây bưởi vì hiệu quả kinh tế. Mặc dù, đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều nhà khoa học nông lâm có uy tín của Việt Nam lên tiếng trấn an dư luận đồng thời đưa ra nhiều bằng chứng khẳng định bưởi Việt Nam không liên quan. Tuy nhiên, thông tin nói trên vẫn gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề đối với người tiêu dùng và gây thiệt hại nghiêm trọng đến người trồng bưởi.

Hay như gần đây là vụ thông tin về, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về việc sử dụng thuốc Aslem trong điều trị các bệnh ung thư làm cho nhiều người bệnh đã tự đi tìm mua thuốc để sử dụng mà không theo hướng dẫn sử dụng của thầy thuốc; một số cơ sở bán lẻ thuốc đã lợi dụng để bán thuốc với giá cao, ảnh hưởng quyền lợi của người dân… Sau khi kiểm tra các thông tin và hồ sơ đăng ký sản xuất, lưu hành thuốc lưu tại Cục Quản lý dược, Cục cho biết, đây là thuốc phải được kê đơn, sử dụng theo đúng chỉ định của thầy thuốc và chỉ được bán khi có đơn của thầy thuốc chuyên khoa. Như vậy, thuốc Aslem không phải là thuốc điều trị ung thư nói chung như một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin, mà chỉ có tác dụng phối hợp trong điều trị ung thư theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa. Sau khi có thông tin thuốc Aslem có thể chữa được ung thư, giá thuốc này đã tăng vùn vụt, thậm chí khan hàng. Giá thuốc này đã tăng từ 250.000 đồng/hộp lên 290.000 đồng/hộp có nơi còn bán hơn 300.000 đồng/hộp trong khi giá bán cách đây 5 - 6 tháng khoảng 100.000 đồng/hộp. Trong khi đó, theo đại diện Công ty Dược Vĩnh Phúc, giá bán buôn của công ty này là 250.000 đồng/hộp 10 ống và khi bán lẻ các cửa hàng có thể cộng thêm 10 - 15% giá nhập.

Còn câu chuyện về bồn nước inox vẫn là nỗi kinh hoàng của các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này. Trung tuần tháng 6/2007, doanh nghiệp Toàn Mỹ lâm vào cảnh khó khăn, khi doanh số các sản phẩm bồn nước inox của họ gần như bằng 0. Chuyện bắt đầu từ khi Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường chất lượng có thông báo, hàm lượng Mangan trong sản phẩm bồn nước inox của Toàn Mỹ cao hơn 7%, gấp 4 lần so với tiêu chuẩn do chính doanh nghiệp này công bố. Việc tung tin bồn inox gây ung thư dù chưa có kết luận của cơ quan chuyên môn, nhưng nhiều người đã hồ nghi về việc báo chí bị lợi dụng để tiếp tay cho hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Hệ quả nhãn tiền là nhiều doanh nghiệp sản xuất ngành hàng tương tự cũng lao đao vì không thể thanh minh với người tiêu dùng.

Ranh giới giữa nhà khoa học viết báo và nhà báo viết khoa học

Năm 1969, bác sĩ Franz J. Ingelfinger (1910 - 1980) được bổ nhiệm làm tổng biên tập tập san New England Journal of Medicine (NEJM) - có lịch sử trên 100 năm và cho đến nay vẫn là tập san số 1 trong ngành y. Khi mới nhậm chức, ông phát hiện một số công trình nghiên cứu khoa học đang được xem xét cho in hay sắp in trên Tập san NEJM đã được hệ thống truyền thông đại chúng... công bố trước! Không hài lòng trước tình trạng “cầm đèn chạy trước ô tô”, ông đề ra một qui ước mà sau này được biết đến là Qui ước Ingelfinger. Theo Qui ước Ingelfinger, NEJM sẽ không công bố bất cứ bài báo nào nếu kết quả bài báo đó đã được các cơ sở truyền thông đại chúng đưa tin. Theo Qui ước Ingelfinger, chỉ khi nào bài báo được công bố trên một website hay báo giấy của tập san thì nhà nghiên cứu mới có quyền được tiếp xúc với giới truyền thông đại chúng để nói về thành quả nghiên cứu của mình. Trong thời gian bài báo còn được bình duyệt, hay ngay cả sau khi đã được chấp nhận cho công bố nhưng chưa đưa lên website, nhà nghiên cứu vẫn không có quyền tiếp xúc với truyền thông. Do đó, một khi bản tin được chuyển tải đến công chúng, thì các chi tiết về ý tưởng, phương pháp, kết quả, và diễn giải của công trình nghiên cứu được phê bình và duyệt qua bởi những chuyên gia trong ngành, và đảm bảo chất lượng của thông tin. Nếu không qua khâu “nội bộ” này thì công chúng không thể biết công trình nghiên cứu đó có giá trị khoa học ra sao, phương pháp đúng hay sai, cách suy luận có quá đà hay không... 

 Vì vậy, trước khi đưa thông tin khoa học, nhà báo nên tham vấn ý kiến của nhiều nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực đó. Nhà báo cần có sự nhạy cảm xã hội nhất định, và trên hết cần có lý trí để tránh việc thổi phồng hay giật tin câu khách. Nhà báo không nên đi sâu vào những vấn đề quá chuyên sâu mà trước những vấn đề có tính nhạy cảm, nên tổ chức lấy ý kiến các nhà khoa học. Còn rất vấn đề đã trở nên trầm trọng thì đã có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, vấn đề của báo chí hiện nay là phải biết mình đang phỏng vấn ai, phỏng vấn có đúng người hay không bởi hiện có rất nhiều trường hợp lợi dụng báo chí để đánh bóng tên tuổi hay sản phẩm nghiên cứu của mình. 

Th.S Lê Thị Tuyết Hạnh – Mai Thị Thanh Hà

Tạp chí Người Làm Báo Số 388 - Tháng 6/2016

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top