Tín dụng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản được kiểm soát

13:04 07/06/2022 - Kinh tế
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 4/2022, tổng dư nợ bất động sản của các tổ chức tín dụng là hơn 2,28 triệu tỷ đồng, tăng 10,19% so với cuối năm 2021.

Khách hàng giao dịch tại VPBank Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến ngày 31/5, tín dụng tăng 8,04% so với cuối 2021 và tăng 16,94% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong số đó, 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng cao hơn cùng kỳ, 3/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát.

Chỉnh sửa quy định về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, đến tháng 4/2022 tín dụng để đầu tư kinh doanh chứng khoán chiếm khoảng 0,5% tổng dư nợ nền kinh tế, dư nợ chủ yếu là ngắn hạn chiếm 98%, tập trung phần lớn vào dư nợ để đầu tư trái phiếu Chính phủ.

Cũng theo người đứng đầu ngành ngân hàng, tổng số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 4/2022 là 320,4 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng dư nợ tín dụng 2,86%. Điều này cho thấy, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng vẫn được kiểm soát.

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, các rủi ro từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp phần lớn phát sinh từ hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành khác. Việc thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng liên quan đến các lĩnh vực này chỉ là biện pháp quản lý rủi ro từ phía ngân hàng.

Do đó, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng cần có những biện pháp toàn diện mang tính đồng bộ với sự phối hợp giữa các bộ, ngành có liên quan để làm trong sạch, lành mạnh hóa, củng cố thị trường chứng khoán cũng như thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Nhằm kiểm soát rủi ro liên quan đến chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp để bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ từng bước hoàn thiện khung khổ pháp lý với các quy định theo hướng chặt chẽ hơn.

Khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán như đối với các doanh nghiệp khác; đồng thời, phải tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định.

Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, kịp thời phát hiện những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro để có các biện pháp xử lý phù hợp.

Ngoài ra, chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, đánh giá lại hoạt động cấp tín dụng, tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động cấp tín dụng; trong đó có hoạt động cấp tín dụng đối với các Tập đoàn kinh tế tư nhân, Tập đoàn bất động sản lớn và người có liên quan để quản lý chặt chẽ, hạn chế phát sinh các rủi ro liên quan.

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa các quy định về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng; nâng cao yêu cầu, chuẩn mực quản trị của tổ chức tín dụng khi tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhằm góp phần bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững.

Dư nợ bất động sản tăng 10,19%

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng Tư, tổng dư nợ bất động sản của các tổ chức tín dụng là hơn 2,28 triệu tỷ đồng, tăng 10,19% so với cuối năm 2021. Mức này chiếm khoảng 20,44% tổng dư nợ với nền kinh tế và tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực này khoảng 1,62%.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, Ngân hàng Nhà nước đánh giá đầu tư kinh doanh bất động sản là một trong các lĩnh vực rủi ro với hoạt động ngân hàng cần có các giải pháp kiểm soát.

Vì thế, ngành ngân hàng đang giám sát chặt tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng với lĩnh vực chứng khoán, bất động sản để kịp thời phát hiện dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro và có biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn hệ thống.

Theo Ngân hàng Nhà nước, thị trường bất động sản biến động mạnh, tình trạng thổi giá gây sốt ảo bất động sản, đấu giá đất với giá cao bất thường... ảnh hưởng đến cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng.

Mặc dù tình hình cấp tín dụng cũng như chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vẫn đang được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát ổn định nhưng để hạn chế tác động của thị trường bất động sản đối với kinh tế vĩ mô, tiền tệ cần có các giải pháo mang tính toàn diện đồng bộ với sự phối hợp của các bộ ngành có liên qua.

Hiện nay, theo Ngân hàng Nhà nước có khoảng 94% dư nợ bất động sản là cho vay trung, dài hạn, trong khi nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Chênh lệch kỳ hạn và lãi suất giữa vốn, cho vay lĩnh vực này rủi ro rất lớn với các ngân hàng

Theo Ngân hàng Nhà nước, các hoạt động thanh tra, kiểm tra hồ sơ cấp tín dụng lĩnh vực bất động sản đang được cơ quan chuyên môn của Ngân hàng Nhà nước tiến hành. Việc này nhằm xử lý kịp thời những vi phạm trong cấp tín dụng, đưa ra khuyến nghị hạn chế rủi ro của các tổ chức tín dụng.

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ kiểm soát chặt tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; trong đó, có đầu tư, kinh doanh bất động sản. Còn nhu cầu vay mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân hay nhà ở thương mại giá rẻ... thì khuyến khích.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng thanh tra, giám sát chặt việc cấp tín dụng bất động sản để kịp có giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Theo Vietnam+

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top