Thông điệp đô thị thông minh trên báo điện tử Việt Nam

Theo Đề án phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 950) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 8/2018, xây dựng ĐTTM được xác định là một trong ba nhiệm vụ cốt lõi trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, các dự án và đề án phát triển ĐTTM ở các địa phương chủ yếu tập trung vào giải pháp công nghệ thông minh.

Bài viết nghiên cứu thông điệp ĐTTM trên báo điện tử hiện nay và đi tìm một số giải pháp hiệu quả

Truyền thông về đô thị thông minh

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp số 10 “tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về ĐTTM” trong Đề án 950 chưa được quan tâm thích đáng và chưa có công trình nghiên cứu trong lĩnh vực truyền thông ĐTTM ở nước ta.

Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích nội dung thông điệp; phương pháp khảo sát, thống kê và đánh giá 435 tin bài trên 3 báo Tuổi Trẻ online, VnExpress, báo điện tử Chính phủ trong khoảng thời gian từ tháng 08/2018 đến tháng 12/2021, đồng thời chỉ ra 6 tuyến nội dung thông điệp cùng hình thức thể hiện để từ đó đánh giá thực trạng và đưa ra một số đề xuất đối với báo điện tử trong việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp số 10 của Đề án 950.

Thực tế cho thấy, ĐTTM xuất hiện và được nhắc đến dựa trên những sáng kiến về đô thị từ đầu những năm 1970. Nhưng đến nay, trên thế giới chưa có một định nghĩa chính xác thế nào là thông minh cho một đô thị, vì mỗi quốc gia sẽ có những tiêu chí xây dựng ĐTTM phù hợp với quy mô, tính chất đô thị, điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội của thành phố và quốc gia đó.

Một định nghĩa vào năm 2014 của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) về ĐTTM là “một khái niệm và một mô hình mới áp dụng các thế hệ công nghệ thông tin mới, như Internet vạn vật, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, tích hợp thông tin địa lý/không gian, để hỗ trợ việc quy hoạch, xây dựng, quản lý và các dịch vụ thông minh của thành phố”.

Trong đó, dưới sự phát triển nhanh chóng của Internet trong thế kỷ qua, công nghệ thông tin và truyền thông đã được áp dụng rộng rãi trong các chính phủ, doanh nghiệp, xã hội và đời sống và được xem là phương thức cốt lõi để phát triển và quản lý đô thị. Để có được khuôn khổ đánh giá ĐTTM, các nghiên cứu về ĐTTM thường đưa ra 6 yếu tố chính bao gồm nền kinh tế thông minh, quản trị thông minh, cuộc sống thông minh, giao thông thông minh, môi trường thông minh, con người thông minh. 6 yếu tố được liệt kê tạo thành 3 vòng kiềng vững chắc của một ĐTTM chính là Công nghệ - Con người – Thể chế.

Đô thị thông minh gắn liền với Internet vạn vật

Nội dung và hình thức thông điệp đô thị thông minh

Hầu hết các tin bài chứa thông điệp ĐTTM được trình bày theo hình thức đơn giản gồm text và ảnh. Các hình thức đa phương tiện như tích hợp video, sử dụng đồ hoạ ít được khai thác và sử dụng. Trong 435 tin bài được khảo sát, tuyến tin bài có video chỉ chiếm 4,2% và sử dụng đồ hoạ chỉ chiếm 1%.

Thứ nhất, về kiến thức đô thị thông minh

Nội dung các tin bài xoay quanh khái niệm, đặc điểm ĐTTM như giám sát không gian công cộng, quản lý đường ống ngầm và hệ thống chiếu sáng đường phố cho các công trình đô thị; xây dựng, an ninh, quản lý năng lượng và truyền thông nội bộ trong các tòa nhà; dịch vụ giao thông công cộng quản lý tín hiệu, giám sát giao thông đường bộ và bãi đỗ xe; tự động hóa nhà ở và quản lý từ xa; mạng lưới cao tốc và lưu trữ đám mây; các dịch vụ công điện tử và dịch vụ kinh doanh,… Nhìn chung, tuyến thông điệp này còn tương đối ít chủ yếu được trích dẫn từ các văn bản, nghị định, nghị quyết, các bài nghiên cứu.

Thứ hai, đường lối, chính sách, quy hoạch đô thị thông minh

Kết quả nghiên cứu cho thấy các báo điện tử thường xuyên khai thác và đưa tin về tuyến thông điệp này. Đặc biệt, trong vai trò là tiếng nói đại diện cho Chính phủ, báo điện tử Chính phủ liên tục cập nhật các thông tin về đường lối, chính sách quy hoạch ĐTTM của các thành phố với số lượng 118/289 tin bài được khảo sát của báo này.

Thứ ba, sự kiện/hội thảo đô thị thông minh

Nội dung chính của tuyến tin bài này chú trọng việc tường thuật tiến trình sự kiện/hội thảo, trong đó phân tích, thảo luận, làm rõ nhiều nội dung quan trọng như định nghĩa về ĐTTM thích ứng với các điều kiện Việt Nam; nghiên cứu, xây dựng mô hình ĐTTM đạt chuẩn các chỉ số thành phố thế giới, mục tiêu an ninh, an sinh, an toàn; nghiên cứu xu thế phát triển của các thành phố trong thời gian tới; xây dựng Bộ tiêu chuẩn ISO cho thành phố thông minh…

Nổi bật trong thời gian khảo sát là 28/52 tin bài về Diễn đàn cấp cao Đô thị thông minh ASEAN 2020. Ngoài ra, các trang báo được khảo sát đã kịp thời thông tin về các sự kiện/hội thảo khác như Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN, Hội nghị Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN 2019, Khai mạc Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2020,…

Đường phố thông minh trong tương lai

Thứ tư, thực trạng xây dựng đô thị thông minh tại các địa phương

3 báo điện tử được khảo sát tập trung thông tin việc triển khai thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng theo đề án ĐTTM đã được phê duyệt và chiến lược phát triển ĐTTM ở các địa phương. Đây là tuyến thông điệp được khai thác và truyền tải thông tin nhiều nhất, chiếm tới 110/435 tổng số tin bài được thống kê.

Trong đó, 2 thành phố lớn gồm TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có những bước triển khai cụ thể như thử nghiệm sử dụng thẻ thay vé xe bus truyền thống, triển khai wifi ở một số nơi, đề xuất giải pháp về việc sử dụng điện thoại di động để truyền tải thông tin tình trạng giao thông hay những ý tưởng số hoá những sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của một số doanh nghiệp...

Ngoài ra, một số địa phương như Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Hạ Long, Huế, Cần Thơ, Rạch Giá, Phú Quốc, Nha Trang, Quy Nhơn… đã và đang hoàn thiện việc ban hành các đề án xây dựng ĐTTM và có những bước khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành, phát triển ĐTTM tại những địa phương này.

Thứ năm, kinh nghiệm và mô hình xây dựng đô thị thông minh trên thế giới

Các tuyến tin bài đã cập nhật và đưa ra được những kinh nghiệm đúc kết từ các mô hình xây dựng ĐTTM trên thế giới như kinh nghiệm xây dựng ĐTTM của Singapore, Hàn Quốc, Nga… Tuy nhiên, tuyến nội dung thông điệp này vẫn còn đơn giản, chưa có các bài phân tích chuyên sâu của chuyên gia trong lĩnh vực ĐTTM.

Thứ sáu, thông tin, quảng cáo đô thị thông minh cho doanh nghiệp

Tuyến thông điệp này giúp doanh nghiệp tiếp cận công chúng, tuyên truyền hình ảnh của đơn vị doanh nghiệp đến với người dân, thu hút khách hàng tiềm năng, như các tin bài giới thiệu khu ĐTTM của tập đoàn Vingroup, khu đô thị Aqua City của tập đoàn Novaland,… Đây là các khu đô thị được xây dựng bao gồm tổ hợp sinh thái thông minh đầy đủ tiện ích theo những tiêu chí của ĐTTM.

Đô thị thông minh - Xu hướng tương lai gần

Đánh giá và đề xuất

Thông điệp ĐTTM theo 6 tuyến tin bài được phân tích xuất hiện trên nhiều chuyên mục của 3 báo điện tử Tuổi trẻ Online, VnExpress, báo điện tử Chính phủ. Các tuyến thông điệp về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và Chính phủ; thực trạng xây dựng ĐTTM tại một số địa phương; sự kiện/hội thảo ĐTTM được 3 báo quan tâm và cập nhật thường xuyên.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu dễ nhận thấy nội dung thông điệp ĐTTM còn chưa phong phú, đa dạng và hấp dẫn với độc giả. Nhiều nội dung mang tính chất vĩ mô khi 3 báo được khảo sát tập trung khai thác các văn bản, nghị định, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

Hình thức thể hiện các tuyến nội dung thông điệp ĐTTM còn đơn giản khi các yếu tố đa phương tiện chỉ được khai thác và sử dụng với một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 5% tổng số tin bài chứa nội dung thông điệp ĐTTM được khảo sát).

Thành phố Hồ Chí Minh có thể trở thành đô thi thông minh toàn cầu

Để nâng cao chất lượng thông điệp ĐTTM trên báo điện tử Việt Nam, một số giải pháp được nhóm tác giả đề xuất như sau:

• Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý nhà nước, các thành phần kinh tế - xã hội và cộng đồng về vai trò và lợi ích của ĐTTM; tuyên truyền thường xuyên trên báo điện tử về vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng ĐTTM tại Việt Nam;

• Đẩy mạnh các hình thức đa dạng đối thoại chính sách trên báo điện tử nhằm tháo gỡ các khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc tham gia vào lĩnh vực phát triển ĐTTM; • Tổ chức các tuyến nội dung thông điệp ĐTTM theo định hướng bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng, hướng dẫn sử dụng các tiện ích về ĐTTM;

• Phối hợp tổ chức định kỳ các sự kiện/hội thảo trực tiếp và trực tuyến với các chủ đề về ĐTTM để thu hút sự quan tâm, góp ý của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội;

• Tăng cường triển khai các tuyến tin bài có tích hợp các yếu tố video, đồ họa (sơ đồ, bảng biểu, đồ thị, bản đồ…) để thông tin trở nên ngắn gọn, sinh động, dễ hiểu và dễ ghi nhớ hơn.

• Nâng cao trình độ năng lực của người làm báo, trang bị kiến thức chuyên sâu về ĐTTM cho đội ngũ lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên chuyên trách về mảng nội dung này.

• Phối hợp chặt chẽ giữa các tòa soạn báo điện tử với các bộ, ban, ngành trong việc “tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về ĐTTM” theo Đề án 950 nhất là với Bộ Thông tin và Truyền thông.

LÃ THUỲ LINH – ĐỖ THỊ BÍCH LOAN

Trường ĐH Công nghệ thông tin & Truyền thông, ĐH Thái Nguyên

--
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Nguyễn Văn Cương – Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, “Thành phố thông minh: Quan niệm quốc tế và một số khuyến nghị cho Việt Nam”, Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 2+3(402+403), kỳ 2 tháng 1 và kỳ 1 tháng 2/2020, tr.111-117.
[2] ThS. Nguyễn Thị Vân Hương, “Thành phố thông minh – Xu hướng phát triển trên thế giới và Việt Nam”, Tạp chí Kiến trúc, số 293, tháng 9 năm 2019, tr.32-36.
[3] Quyết định 950/QĐ-TTg ngày 01 tháng 08 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030.
[4] Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020.
[5] Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top