Thở phào sau 84 ngày thấp thỏm

Sau 84 ngày chờ đợi, người dân đã có câu trả lời xác đáng về việc cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung: Đã tìm ra nguyên nhân và thủ phạm, buộc thủ phạm nhận trách nhiệm và xin lỗi.

Nỗ lực của các bộ, ban ngành trong suốt 3 tháng qua không phải chỉ dừng ở đó, nó mở sang bước ngoặt của giai đoạn quan trọng: Xử lý hậu quả rốt ráo bằng hành động cụ thể để củng cố niềm tin của người dân.

nguyên nhân cá chết, cá chết hàng loạt, formosa

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Hàng loạt vấn đề được nêu trong phiên họp thường kỳ Chính phủ 2 hôm nay. Khi mở đầu phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến thời điểm công bố nguyên nhân và những biện pháp xử lý vấn đề như đã hứa trước toàn thể nhân dân. Cùng lúc, ông đặt vấn đề rút ra bài học trong công tác quản lý môi trường.

Một sự cố thảm họa môi trường chưa từng có xảy ra, để lại những tác động lớn lao thì sự cẩn trọng, chuẩn xác, nghiêm túc trong việc tìm ra nguyên nhân, xử lý hậu quả là cần thiết. Cuộc họp báo chiều 30/6 xen giữa hai ngày phiên họp Chính phủ không giống như thường lệ cũng là để Thủ tướng và Chính phủ, các cơ quan, bộ, ngành lắng nghe phản ứng của dư luận.

Trở lại vấn đề này vào phiên họp cuối, Thủ tướng đã có những chỉ đạo minh bạch hóa việc sử dụng nguồn tiền bồi thường cho ngư dân. Ông giao Bộ NN&PTNT chủ trì, cùng các Bộ Tài chính, TN&MT xây dựng dự thảo chính sách hỗ trợ, trình Chính phủ sớm nhất để quyết định và đưa vào thực hiện kịp thời. Trong đó bao gồm chính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ; khôi phục môi trường; hỗ trợ trực tiếp cho ngư dân.

Người đứng đầu Chính phủ dứt yêu cầu việc hỗ trợ cho ngư dân bao nhiêu, hỗ trợ đánh bắt xa bờ mức nào, cho quỹ bảo vệ môi trường bao nhiêu... sẽ được công bố cụ thể, minh bạch.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo tập trung nguồn tiền bồi thường thiệt hại cho dân trên tinh thần không để thất thoát trong hỗ trợ. Bên cạnh đó là hỗ trợ về tín dụng để ngư dân có thể trở ra biển, bồi thường cải tạo môi trường biển trong đó có tẩy rửa biển, trang thiết bị quan trắc môi trường biển, trồng lại san hô, tái tạo cá biển, thủy sinh...

Một vấn đề sống còn, đó là làm sao để Formosa phải nghiêm túc xử lý sự cố môi trường biển. Mệnh lệnh của Chính phủ: Formosa phải xử lý nghiêm sự cố này, cam kết không để tái diễn và sẽ giám sát để Formosa thực hiện đúng các cam kết.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rõ rằng, phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Không vì phát triển kinh tế, thu hút đầu tư mà bỏ qua môi trường, hy sinh môi trường, nhất là môi trường sống của người dân.

Một vấn đề đặt ra nữa, đó là phải tiến hành rà soát thể chế, tiêu chuẩn, quy chuẩn của nhà nước để kiểm soát các DN, cơ sở sản xuất có xả thải gây ô nhiễm ra môi trường, đảm bảo đúng pháp luật, có quy trình và công nghệ kiểm soát.

 

Trong cơ chế phản biện chính thức, MTTQ Việt Nam cũng đẩy mạnh những kiến nghị liên quan đến hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cá chết hàng loạt. Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân mong muốn Chính phủ đẩy mạnh hỗ trợ phát triển đội tàu, đóng tàu mới, huấn luyện thuyền viên, thuyền trưởng, khôi phục nuôi trồng thủy hải sản, thu mua tạm trữ, phát triển dịch vụ du lịch biển...

Chính phủ cũng cần công bố vùng ngư trường đánh bắt hải không an toàn, nếu có, để người dân tránh, yên tâm đánh bắt hải sản ở những nơi an toàn, được chứng nhận và và ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Nhiều vấn đề dân sinh khác có thể xem xét như miễn, giảm các khoản đóng góp đầu năm học mới tới đây đối với những gia đình học sinh bị ảnh hưởng.

Ngay lúc này, các ngân hàng thương mại cũng có thể bắt đầu đánh giá lại thiệt hại cho ngư dân, cơ cấu lại nợ, miễn lãi và cho vay mới, cũng như cho vay thu mua hải sản.

Ở cấp địa phương, Chủ tịch UBND Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh nhanh chóng ký quyết định hỗ trợ ổn định đời sống, khôi phục sản xuất do ảnh hưởng sự cố môi trường cho tổ chức, hộ dân tham gia khai thác thủy, hải sản, hậu cần nghề cá, muối.

Các địa phương có thiệt hại khác cũng bắt đầu xây dựng đề án khôi phục và phát triển kinh tế trình UBND tỉnh và Chính phủ xem xét hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để giúp dân ổn định sinh kế.

84 ngày thấp thỏm của người dân được giải tỏa nhưng vấn đề không chỉ đơn giản là sự đền bù, bồi đắp thiệt hại mà quan trọng là việc bảo đảm an toàn cho môi trường của Việt Nam trong tương lai.

Công bố nguyên nhân cá chết, nỗ lực đẩy nhanh xử lý hậu quả không chỉ có ý nghĩa giải quyết vụ việc cụ thể mà còn thể hiện sự ổn định, minh bạch trong môi trường đầu tư, thu hút đầu tư của Việt Nam trên tinh thần đầu tư để phát triển nhưng không quên bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích của người dân.

Và như chính những ngư dân trực tiếp chịu hệ quả thiệt hại bày tỏ, tìm được thủ phạm và đền bù thiệt hại là cần thiết. Nhưng đền bù được mấy cũng ăn hết. Cái ngư dân cần bền vững là môi trường biển sạch sẽ để yên tâm ra khơi, tiếp tục đánh bắt, không chỉ hiện tại mà cho con cháu đời sau.  

Nguồn: Vietnamnet

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top