Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Thanh Hóa: Người dân tấp nập về lễ hội Lam Kinh

Ngày 6/10 (tức ngày 22/8 năm Quý Mão), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức lễ hội Lam Kinh 2023, kỷ niệm 605 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang, 590 năm ngày mất anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Nghi thức rước kiệu đức vua Lê Thái Tổ tại lễ hội Lam Kinh năm 2023.

Lễ hội Lam Kinh được tổ chức chính hội vào ngày 22/8 âm lịch hằng năm, nhằm tái hiện lại cuộc đời anh hùng dân tộc Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các dấu mốc quan trọng, như Hội thề Lũng Nhai, Lê Lai cứu chúa, giải phóng thành Đông Quan, Lê Thái tổ đăng quang.

Điều độc đáo làm nên sự khác biệt của lễ hội Lam Kinh chính là sự kết hợp của các trò chơi, trò diễn, các điệu múa, hát, âm nhạc cùng với những biểu tượng linh vật tượng trưng cho phẩm cấp quan lại phong kiến. Đồng thời, khẳng định Thanh Hóa là một vùng đất giàu truyền thống, một kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú, sống động, giàu màu sắc, biểu cảm và cũng đầy tính nghệ thuật của người dân các dân tộc Thái, Mường, Kinh.

Lễ hội Lam Kinh năm 2023 được bắt đầu với nghi thức rước kiệu Đức Vua Lê Thái Tổ, kiệu Trung túc Vương Lê Lai từ đền thờ Vua Lê Thái Tổ và Đền thờ Trung túc vương Lê Lai về Sân rồng Chính điện Lam Kinh. Đây được xem là nét đẹp truyền thống về văn hóa tâm linh, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những người có công với đất nước được lưu giữ và thể hiện trong lễ hội Lam Kinh từ nhiều năm qua.

Điểm nhấn của Lễ hội Lam Kinh năm 2023 là chương trình nghệ thuật lần đầu tiên được tổ chức theo hình thức sân khấu thực cảnh với chủ đề "Khởi nghĩa Lam Sơn - Dấu son rực rỡ".

Chương trình được dàn dựng công phu trên nền cảnh quan thực tế, kết hợp với hiệu ứng âm thanh, ánh sáng hiện đại, với sự tham gia của nhiều diễn viên, ca sĩ nổi tiếng và đông đảo nghệ nhân, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh; tập trung tái hiện cuộc đời, sự nghiệp, công lao to lớn của anh hùng dân tộc Lê Lợi và các anh hùng, nghĩa sĩ, nhân dân trong công cuộc đánh đuổi giặc Minh xâm lược, giành lại chủ quyền, độc lập và xây dựng quốc gia Đại Việt phát triển hưng thịnh.

Ngoài ra, tại lễ hội Lam Kinh 2023 sẽ tổ chức trưng bày, thuyết minh, giới thiệu về giá trị di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh và mối quan hệ với kinh đô Thăng Long (thời Hậu Lê); tổ chức dịch vụ lữ hành, quảng bá du lịch Thanh Hóa gắn với Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, di sản văn hóa thế giới thành Nhà Hồ, Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu, khu du lịch biển Sầm Sơn, suối cá thần Cẩm Lương…

Sau nghi thức rước kiệu, các đồng chí lãnh đạo trung ương, lãnh đạo tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố... kính cẩn dâng hương tưởng nhớ công đức vua Lê Thái Tổ, cùng các bậc tiền nhân, các anh hùng, nghĩa sĩ đã có công lao trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tiếp đó, nghi thức truyền thống đọc chúc văn tấu cáo, tưởng nhớ công lao của Đức Thái Tổ Cao hoàng đế, các vị vua, hoàng Thái hậu nhà Lê, công thần và các tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn đã diễn ra trang trọng tại sân Rồng trước Chính điện Lam Kinh.

Nam Nguyễn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top