Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Thanh Hóa: Khởi công các công trình văn hóa, giao thông trọng điểm

Hòa chung không khí cùng cả nước thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), thành phố Thanh Hóa tổ chức lễ khởi công các công trình trọng điểm văn hóa, giao thông theo Nghị quyết số 303/NQ-HĐND, ngày 13/7/2022 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố Thanh Hóa cùng các nhà thầu thực hiện nghi lễ khởi công các công trình trọng điểm_Ảnh: Báo Thanh Hóa

Cụ thể, các công trình trọng điểm theo Nghị quyết số 303/NQ của HĐND tỉnh Thanh Hóa về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội của TP. Thanh Hóa được khởi công gồm: Dự án Cung Văn hóa thiếu nhi và Trung tâm thể dục, thể thao TP. Thanh Hóa; dự án cải tạo, nâng cấp công viên Hội An; dự án mở rộng đại lộ Lê Lợi, đoạn từ ngã tư Phú Sơn đến cầu Đống; dự án cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến đại lộ Đông Tây.

 

Đồng chí Trần Anh Chung, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa phát biểu tại lễ khởi công_Ảnh: Báo Thanh Hóa

Theo báo cáo của UBND TP. Thanh Hóa, dự án Cung Văn hóa thiếu nhi và Trung tâm thể dục, thể thao thành phố được xây dựng trên địa bàn phường Đông Hải có diện tích sử dụng đất là 4,1ha, với tổng mức đầu tư hơn 247,850 tỷ đồng. Mục tiêu đầu tư dự án nhằm hoàn thiện thiết chế giáo dục ngoài nhà trường, tạo cơ sở vật chất cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục, vui chơi giải trí, học tập của thanh, thiếu nhi TP. Thanh Hóa. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ cho sự phát triển bền vững của thành phố. Đồng thời đảm bảo tiêu chí đô thị loại I, tạo điểm nhấn kiến trúc cho khu trung tâm mới TP. Thanh Hóa.

Về quy mô xây dựng, Cung Văn hóa thiếu nhi gồm các hạng mục chính là hợp khối nhà 7 tầng; khối nhà thi đấu 300 chỗ ngồi; khối nhà phụ trợ 3 tầng; khu vận động thể chất có mái che; cổng chính; nhà bảo vệ; tường rào; thiết bị phục vụ giảng dạy và hành chính; hạ tầng kỹ thuật. Trung tâm thể dục, thể thao gồm các hạng mục chính là 2 sân bóng đá tập luyện; 2 sân bóng rổ; 1 sân tennis; bể bơi trong nhà; cổng; tường rào; nhà bảo vệ; hạ tầng kỹ thuật và bãi đỗ xe. Thời gian thi công dự án là 20 tháng, tiến độ hoàn thành dự kiến vào tháng 12/2025.

Dự án cải tạo, nâng cấp công viên Hội An có tổng mức đầu tư hơn 76,284 tỷ đồng. Với mục tiêu tạo lập các khu vực cây xanh, cảnh quan theo chủ đề, khu vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao phục vụ nhu cầu nhân dân. Cùng với đó, phát huy tối đa giá trị văn hóa của công viên Hội An, tạo điểm nhấn về không gian cảnh quan tại khu vực, kết nối hài hòa với kiến trúc cảnh quan tổng thể của đô thị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Thời gian thi công dự án là 14 tháng, tiến độ hoàn thành dự kiến tháng 7/2025.

Phối cảnh dự án Cung Văn hóa thiếu nhi và Trung tâm thể dục, thể thao thành phố_Ảnh: Báo Thanh Hóa

Dự án mở rộng đại lộ Lê Lợi, đoạn từ ngã tư Phú Sơn đến cầu Đống có tổng mức đầu tư 1.008 tỷ đồng, với mục tiêu từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông trong khu vực, kết nối các tuyến giao thông trong tỉnh, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của thành phố nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung. Đồng thời tăng cường khả năng kết nối và tạo thuận lợi cho giao thông đi lại giữa các vùng trong khu vực với Cảng hàng không Thọ Xuân; giảm ùn tắc giao thông trên tuyến đường trục chính của thành phố và tạo trục cảnh quan trong đô thị. Dự án mở rộng đại lộ Lê Lợi đoạn từ ngã tư Phú Sơn đến hết cầu Đống có chiều dài 1,5km. Thời gian thi công dự án là 15 tháng, tiến độ hoàn thành dự kiến tháng 9/2025.

Dự án cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến đại lộ Đông Tây có tổng mức đầu tư hơn 647,120 tỷ đồng. Với mục tiêu đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch được phê duyệt, tạo điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân; giảm ùn tắc giao thông trên quốc lộ 47 đoạn qua đường sắt Bắc - Nam. Đồng thời, kết nối với các khu đô thị phía Đông và phía Tây với trung tâm thành phố; phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của TP. Thanh Hóa. Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu với tổng chiều dài 800m. Theo thiết kế, cây cầu được trang trí mỹ thuật nhằm tạo điểm nhấn cho không gian đô thị TP. Thanh Hóa. Thời gian thi công dự án hơn 13 tháng, tiến độ hoàn thành dự kiến tháng 7/2025.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh, thành phố Thanh Hóa là một trong 4 địa phương đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh quan tâm ban hành nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù, với mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố trở thành địa phương dẫn đầu tỉnh Thanh Hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố thông minh, hiện đại, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước, một động lực góp phần quan trọng đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.

Việc triển khai đầu tư các công trình thực hiện theo cơ chế đặc thù của tỉnh ban hành cho TP. Thanh Hóa nhằm mục đích tiếp tục hoàn thiện hạ tầng, chỉnh trang phát triển đô thị, tạo cảnh quan môi trường, điểm nhấn nổi bật cho bộ mặt trung tâm thành phố, góp phần phát triển đô thị xanh, văn minh, hiện đại. Cùng với đó là đáp ứng nhu cầu đi lại, phục vụ an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Các dự án sau khi hoàn thành sẽ tạo đà phát triển đô thị, tăng khả năng thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; góp phần thực hiện hoàn thành Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo tiến độ, các dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2025.

Lê Thanh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top