Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Thanh Hóa: Hành trình sau 10 năm phát triển du lịch huyện Bá Thước

Bám sát các văn bản lãnh, chỉ đạo của các cấp các ngành sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành quả quan trọng, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, phát triển du lịch  đã giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương không ngừng được nâng cao.

Không gian sống gần gũi với thiên nhiên tại Pù Luông

Bá Thước là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, nằm ở vùng trung lưu sông Mã, cách thành phố Thanh Hóa hơn 110 km về phía Tây có vị trí địa lý tiếp giáp với các huyện: Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành của tỉnh Thanh Hóa và các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn của tỉnh Hòa Bình; huyện Bá Thước có 20 xã, 1 thị trấn; tổng diện tích tự nhiên trên 777,52 km2; dân số trên 108 ngàn người, gồm ba dân tộc anh em chung sống, dân tộc Mường (53%), dân tộc Thái (32%), dân tộc Kinh (14%) và một số dân tộc thiểu số khác chiếm 1%.

Tiềm năng thế mạnh trong phát triển du lịch

Cùng với tài nguyên, thiên nhiên rất phong phú như: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, thác Hiêu, thác Muốn, thác Dần Long, hang cá Thần; hồ Duồng Cốc,… huyện Bá Thước còn có nhiều di tích lịch sử, nhân văn đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc Mường, Thái như: Di tích khảo cổ học Mái Đá Điều; Lễ hội Mường Khô; Lễ hội đua thuyền; Truyện thơ Khăm Panh; Sử thi đẻ đất, đẻ nước; sự tích Cây chu đá, lá chu đồng, bông thau quả thiếc; các làng nghề Dệt thổ cẩm, ủ rượu cần; nhà sàn truyền thống; có các món ăn đặc sản vùng cao: vịt Cổ Lũng, gà đồi, ốc đá, măng đắng, cơm lam, rượu ngô, rượu cần và nhiều sản phẩm đặc trưng khác.

Bản Đôn được bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa qua nhiều năm

Công tác bảo tồn được quan tâm

Lựa chọn, xác định những giá trị văn hóa đặc sắc của 3 dân tộc có số lượng dân số đông, sinh sống thành cộng đồng để bảo tồn và phát huy ở từng địa điểm. Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Huyện đã xây dựng 1 hồ sơ khoa học văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong năm 2023 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định công nhận Lễ hội Mường Khô nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trong đó, tập trung ưu tiên phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) ít người, các dân tộc không có điều kiện bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc mình. Vì vậy công tác bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc được coi trọng, nhiều dự án bảo tồn văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc Mường, Thái được quan tâm; các lễ hội truyền thống được duy trì và phát triển, lễ hội truyền thống diễn ra tại các địa phương vẫn giữ được nét độc đáo, quảng bá được nét đẹp của văn hóa dân gian, hạn chế dần những hủ tục rườm rà, lạc hậu, mê tín dị đoan... Các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng diễn ra trong lễ hội vừa phù hợp với thực tế, vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần không nhỏ vào việc giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước. Một số lễ hội tiêu biểu có nguồn gốc lâu đời như: Lễ hội Chùa Mèo; Lễ hội dâng hương; Lễ hội Căm mương, mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc được bảo lưu, phục dựng lại, duy trì đáp ứng được nguyện vọng hưởng thụ các giá trị tinh thần của quần chúng nhân dân; nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo lưu và phát huy những giá trị tinh thần trong quá trình tổ chức lễ hội. Một số di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong nhân dân.

Ruộng bậc thang mùa lúa chín

Xây dựng các bộ sưu tập hiện vật của các dân tộc cư trú thành cộng đồng. Nhằm phục vụ trưng bày chuyên đề gắn với phát triển du lịch, huyện đã chỉ đạo xây dựng các bộ phim tư liệu về vùng văn hóa dân tộc Thái, mường. Lựa chọn, định hướng, hỗ trợ xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với phát triển du lịch cộng đồng của các dân tộc trên địa bàn huyện.

Triển khai nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, lưu giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc; phục dựng và duy trì tổ chức các lễ hội; tổ chức các lớp truyền dạy về nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề thủ công truyền thống; phục dựng không gian kiến trúc nhà truyền thống của dân tộc; khôi phục quy trình sản xuất nghề thủ công truyền thống (dệt thổ cẩm tại thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm), nghề ủ rượu cần truyền thống (thôn Tân Thành, xã Thành Lâm). Đặc biệt, quan tâm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc trong trường học, 100% các nhà trường duy trì, phát triển các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, mặc trang phục truyền thống gắn với truyền thống dân tộc mình.

Trang phục, văn hóa truyền thống của đồng bào người Thái được bảo tồn và phát triển

Các thiết chế văn hóa tiếp tục được quan tâm đầu tư, hỗ trợ trang thiết bị. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; phong trào văn hoá, văn nghệ trong quần chúng nhân dân không ngừng phát triển, toàn huyện có 205 đội văn nghệ thôn, bản và 21 đội văn nghệ xã, thị trấn hoạt động thường xuyên, hiệu quả. Đội ngũ trí thức, lực lượng văn nghệ sỹ được xây dựng, phát triển cả về số lượng và chất lượng, tích cực động viên, khuyến khích sáng tạo nghệ thuật và tham gia các cuộc thi sáng tác về văn học, nghệ thuật. Coi trọng việc xét tặng, tôn vinh, khen thưởng các nghệ nhân, chủ thể văn hóa có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn di sản văn hóa, hiện nay trên địa bàn huyện có 02 nghệ nhân ưu tú. Các nghệ nhân, người nắm giữ và thực hành di sản tích cực, chủ động tham gia trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp thông qua các lớp truyền dạy, các hoạt động của đội văn nghệ quần chúng ở cơ sở, các câu lạc bộ bảo tồn văn hóa tại cộng đồng.

Thành quả đạt được sau 10 năm

Thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9/6/2014, trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, huyện Bá Thước đã cụ thể hóa Nghị quyết bằng nhiều văn bản chỉ đạo cũng như kế hoạch hành động. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc, sau hơn 10 năm triển khai quyết liệt, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện nhà đã đạt được những kết quả quan trọng. Các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết cơ bản đều được cụ thể hóa, đã có 6/6 nhiệm vụ cụ thể được triển khai, đạt được những kết quả tích cực.

Cụ thể như: Nâng cao nhận thức về du lịch nhằm làm cho cán bộ và nhân dân nhận thức đúng đắn về tiềm năng, lợi thế du lịch của địa phương và vai trò trách nhiệm của mình đối với việc phát triển du lịch cộng đồng; đẩy mạnh đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thật phục vụ du lịch như đường giao thông, bãi đậu xe, khu vệ sinh công cộng; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, phát triển sản phẩm mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai đồng bộ các giải pháp xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Pù luông; xây dựng nếp sống văn hóa, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương; đẩy mạnh phát triển các sản phẩm sinh thái, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sạch để phục vụ khách du lịch; đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các điểm du lịch trên địa bàn huyện với các địa bàn du lịch khác để hình thành hệ thống các tuyến điểm du lịch; tuyên truyền vận động người dân và khách du lịch nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống xử lý chất thải tại các địa bàn du lịch cộng đồng;... đến nay huyện Bá Thước đã đạt được những kết quả quan trọng.

Không gian nghỉ dưỡng yên bình tại Pù Luông

Trong những năm gần đây, Pù Luông đã khẳng định được vị thế trên bản đồ du lịch sinh thái - cộng đồng Việt Nam. Đồng thời, Pù Luông cũng là nơi thu hút khách du lịch quốc tế đến với Thanh Hóa ngày một nhiều hơn với cảnh đẹp thơ mộng,  kho tàng đồ sộ về văn hóa bản địa, các phẩm du lịch đặc sắc 4 mùa. Tổng số cơ sở lưu trú dạng homestay, khu nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Pù Luông là: 85 cơ sở, với 125 nhà sàn, 198 bungalow, 298 buồng, phòng, 996 giường; công suất đón trên 3.200 lượt khách/ngày/đêm, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 420 lao động địa phương. Lượng khách du lịch đến huyện ngày một tăng, cả 4 mùa đều có khách du lịch, năm 2023 lượng khách du lịch toàn huyện đạt 130.500 lượt (tăng 65,6% so với năm 2022), trong đó: khách quốc tế: 18.000 lượt; khách trong nước: 112.500 lượt. Tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt 200 tỷ đồng.

Trong 4 tháng đầu năm 2024 du khách đến với Bá Thước đạt 104 nghìn lượt khách. Đặc biệt, trong 5 ngày nghỉ lễ  từ ngày 27/4-1/5/2024, lượng khách du lịch đến với Pù Luông đạt khoảng 62.200 lượt khách (trong đó, khách quốc tế đạt khoảng 15.550 lượt khách, chiếm khoảng 25% tổng lượt khách của Bá Thước trong dịp nghỉ lễ); khách lưu trú đạt khoảng: 25.100 lượt khách, chiếm 40,1% tổng số lượt khách đến huyện Bá Thước. Ngày lưu trú bình quân đạt 2,6 ngày khách; công xuất sử dụng phòng đạt khoảng trên 96,4%. Khách tham quan trong ngày đạt khoảng 37.100 lượt khách; tổng thu du lịch đạt khoảng 92,3 tỷ đồng.

Với những kết quả đạt như đã nêu trên, huyện Bá Thước đã khẳng định vị trí quan trọng trên bản đồ du lịch Việt Nam, đặc biệt Pù Luông được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến, từ đó kinh tế - xã hội từng bước phát triển bền vững, ngành du lịch đã góp phần quan trọng, mang lại việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương.

Lê Thanh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top