Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Thanh Hóa: Đẩy mạnh chi trả các chế độ BHXH, BH thất nghiệp không dùng tiền mặt

Theo thống kê của BHXH tỉnh Thanh Hóa, trong 11 tháng năm 2023, tại khu vực đô thị của địa phương này đã có 9.377 lượt người hưởng BHXH một lần qua tài khoản (đạt 81,61%), 12.812/12.937 người hưởng trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản (đạt 99,04%). Tính đến tháng 11/2023, toàn tỉnh cũng đã có trên 16.700 người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản (đạt 20,24%).

BHXH tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh nhiều giải pháp để thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BH thất nghiệp qua tài khoản thẻ ATM, đảm bảo công tác chi trả ngày càng thuận tiện.

Quy trình chi trả qua tài khoản thẻ ATM được thực hiện thống nhất theo quy định của BHXH Việt Nam: Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng được cơ quan Bưu điện chuyển tiền vào tài khoản cá nhân ngay trong ngày hoặc chậm nhất là ngày làm việc kế tiếp kể từ khi nhận được danh sách chi trả từ cơ quan BHXH chuyển sang. Với NLĐ nhận trợ cấp thất nghiệp, thì tháng đầu tiên được cơ quan BHXH chuyển tiền ngay khi nhận được danh sách chi trả; từ tháng hưởng trợ cấp thứ hai, chuyển tiền trong vòng 5 ngày kể từ ngày bắt đầu theo danh sách chi trả.

Trong năm 2023, thực hiện Quyết định số 459/QĐ-BHXH ngày 23/3/2023 của BHXH Việt Nam về việc giao chỉ tiêu vận động, khuyến khích người nhận các chế độ BHXH, BH thất nghiệp qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khu vực đô thị năm 2023, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực thực hiện các giải pháp như: Ban hành Quyết định số 157/QĐ-BHXH ngày 5/4/2023 về việc giao chỉ tiêu cho BHXH các huyện, thị xã vận động, khuyến khích người nhận các chế độ qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường công tác tuyên truyền; phân tích, xác định nhóm người hưởng tiềm năng.

Bên cạnh đó, BHXH tỉnh Thanh Hóa cũng phối hợp với Trung tâm DVVL và các đơn vị SDLĐ trên địa bàn hướng dẫn NLĐ khai báo thông tin tài khoản để nhận chế độ qua tài khoản cá nhân ngay từ khi lập hồ sơ đề nghị hưởng các chế độ BHXH, BH thất nghiệp...

Trước đó, ngay khi ngành BHXH Việt Nam triển khai chủ trương đẩy mạnh chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã quán triệt nội dung này tới các đơn vị trực thuộc và CBVC trong đơn vị, để mỗi CBVC là một tuyên truyền viên để vận động, khuyến khích người hưởng đăng ký nhận chế độ qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí của tỉnh đẩy mạnh công tác truyền thông; tuyên truyền trên các trang mạng xã hội như: Zalo, Facebook, trang thông tin điện tử... về lợi ích của việc chi trả các chế độ BHXH, BH thất nghiệp qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, phối hợp với Bưu điện tỉnh và các ngân hàng thương mại tích cực tuyên truyền, động viên, khuyến khích những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng bằng tiền mặt chuyển sang hình thức nhận tiền qua tài khoản ngân hàng...

Tuy nhiên, theo BHXH tỉnh Thanh Hóa, một trong những khó khăn nhất hiện nay là việc vận động người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng nhận tiền qua tài khoản ATM. Nguyên nhân được xác định là do nhiều người hưởng chế độ đã cao tuổi, đã quen với việc nhận bằng tiền mặt, ngại các TTHC cũng như kiểm soát tài khoản, rút tiền... Đáng chú ý, nhiều người cao tuổi còn không nhớ được mật khẩu, không thuận tiện đi rút tiền tại cây ATM, lo ngại mất phí rút tiền...

Thực hiện Quyết định số 100/QĐ-BHXH ngày 17/1/2020 về quy trình thanh toán điện tử song phương giữa hệ thống BHXH Việt Nam và các ngân hàng thương mại, từ ngày 1/10/2023, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai lệnh chi điện tử tại cơ quan BHXH tỉnh, thực hiện chuyển tiền đến các tài khoản thụ hưởng có tính chất thường xuyên đã được cài đặt và được Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt trên phần mềm Kế toán tập trung, tiến tới sẽ triển khai đến đơn vị BHXH cấp huyện từ 1/1/2024.

(tổng hợp)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top