Tham vọng của các “ông lớn” truyền thông

NFT (tài sản không thể thay thế) đang là thị trường mới nổi và trở thành một trong những xu hướng phát triển của ngành công nghệ giữa trào lưu xây dựng vũ trụ ảo (metaverse). Ngành báo chí cũng đã bắt đầu bước lên chuyến tàu “đến tương lai” với nhiều sản phẩm xuất bản dưới hình thức NFT từ một vài tòa soạn lớn, mang đến nguồn thu đáng kinh ngạc từ thị trường đặc biệt này. Trong tương lai gần, NFT sẽ là một mũi nhọn phát triển đáng lưu tâm giữa các làn sóng công nghệ của ngành báo chí thế giới.

NFTs “1997 Premium Series” của tờ The South China Morning Post tổng hợp các sự kiện lớn của Hong Kong trong năm bước ngoặt.

Xuất hiện giữa những đợt bùng phát Covid-19 khiến cả thế giới phải chững bước phát triển, thị trường NFT lại trở nên rất sôi động với sự tham gia của nhiều lĩnh vực như âm nhạc, nghệ thuật, bất động sản ảo cũng như các loại tài sản khác. Khác với đồng tiền ảo, NFT tạo nên cơn sốt lớn hơn khi có thể xác nhận quyền chủ sở của chỉ một cá nhân/pháp nhân, từ đó tạo nên tính độc nhất của một sản phẩm NFT.

Bắt đầu bước vào thị trường NFT với những tác phẩm báo chí, sản phẩm ảnh cùng những ấn phẩm khác biệt mang tính xã hội, ngành báo chí, truyền thông đang bắt nhịp cùng sự phát triển của thế giới. Nhờ đó, thu lại lợi nhuận lớn cũng như đánh dấu bước tiên phong để ngành báo chí, xuất bản có thể cân nhắc tham gia thị trường mới nổi và thú vị này.

Bài báo trở thành một NFT

Khi bất động sản cũng có thể trở thành một NFT, tại sao một tờ báo lại không? Và đó là ý tưởng đã biến một số tác phẩm báo chí, xuất bản trở thành tài sản NFT, được giao dịch với số tiền không tưởng trong thị trường ảo đang lên cơn sốt của toàn cầu.

Hiểu một cách lược giản, NFT (Non-Fungible Token – Tài sản không thể thay thế) là một nội dung số được xây dựng trên hệ thống chuỗi khối blockchain, tương tự như Bitcoin hay Ethereum. Tuy nhiên, số lượng tiền điện tử có thể tăng lên và được đồng sở hữu bởi nhiều người, NFT lại không như vậy. NFT là duy nhất, và có giá trị khác nhau so với các NFT khác.

Nói cách khác, NFT là một dữ liệu chứa thông tin nhận dạng và xác minh tài sản được lưu trữ trên blockchain, mỗi “mã” đại diện cho một tài sản. Ví như, khi mua một bức tranh NFT, bạn đã “mua” quyền sở hữu của tác phẩm đó, mặc dù những người khác vẫn có thể xem được bức tranh. Các hoạt động, giao dịch, chuyển nhượng NFT đều được ghi lại trên một sổ cái công khai và phi tập trung. Người dùng Internet có thể xác minh, truy xuất nguồn gốc và quyền sở hữu của tài sản, nhờ đó tránh được việc đạo nhái, làm giả trên thị trường.

Thị trường NFT đối với báo chí đang ở những bước đi đầu tiên, tuy nhiên đầy tham vọng và hứa hẹn. Tòa soạn The New York Times và Quartz là những tờ báo đầu tiên có bài viết trở thành một NFT và thực hiện giao dịch thành công. Bài báo của Kevin Roose trên tờ The New York Times với tựa đề “Mua bài viết này trên Blockchain” đã được bán với giá 563.000 USD trong buổi đấu giá kéo dài 24h – một mức giá không tưởng cho một bài viết trên tạp chí. Trong tác phẩm, Kevin Roose đã viết: “Tại sao một nhà báo lại không thể tham gia thị trường NFT?”. Trước đó, tạp chí Fortune cũng bán ấn phẩm NFT của số tạp chí năm 2021 với chủ đề “Tiền điện tử và Wall Street” với mức giá ngoài 500.000 USD. Cuối năm 2021, tạp chí Vanity Fair xuất bản ấn phẩm với trang bìa là một NFT, trở thành trang bìa tạp chí NFT đầu tiên của thế giới. Sản phẩm cũng sẽ sớm được đấu giá.

Với số tiền lớn như vậy, liệu ai sẵn sàng chi trả để sở hữu NFT báo chí? Những người mua NFT được gọi là “cá voi tiền điện tử” – các cá nhân, tổ chức đầu tư vào tiền điện tử từ thuở mới xuất hiện. Theo đó, họ mua các tài sản NFT với số tiền được định giá cho tương lai trong thời kỳ Web 3.0 (thế hệ thứ ba của Internet).

Tham vọng của giới tinh hoa báo chí trong làn sóng công nghệ

Với sự bùng nổ của NFT, các tòa soạn nổi tiếng thế giới, các tập đoàn truyền thông đã đầu tư vào lĩnh vực này với nhiều tham vọng. Những tác phẩm báo chí được chuyển thành tài sản NFT, trong đó, các bức ảnh có giá trị lịch sự và mang tính bước ngoặc của một đất nước, chính quyền và thế giới đang được ưa chuộng trong thị trường ảo này.

Đầu tháng 1/2022, AP News thông báo sẽ kết hợp với Xooa để xây dựng thị trường NFT, nơi các nhà sưu tập có thể mua bán giải thưởng báo chí của hãng tin này hoặc những tác phẩm báo ảnh lịch sử. Mỗi NFT sẽ chứa tất cả thông tin của tác phẩm, bao gồm thời gian, địa điểm, thiết bị, kỹ thuật giúp thực hiện tác phẩm đó. Bộ sưu tập NFT của AP News chứa những bức ảnh về vũ trụ, khí tượng, chiến tranh,… Người mua có thể thanh toán bằng thẻ ghi nợ, ví tiền điện tử hoặc tiền điện tử.

Trong khi đó, tờ The South China Morning Post vừa bán thành công bộ sưu tập NFT trong tháng 3 vừa qua. Bộ sưu tập tái hiện lại năm bản lề 1997 của Hong Kong, với các bức ảnh về việc nước Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc, khủng hoảng tài chính tại Châu Á, bùng phát cúm gia cầm, cái chết của Công nương Diana và ông Đặng Tiểu Bình. Bộ sưu tập NFT thứ hai từ tòa soạn cũng đã được giao dịch trong ngày 22/4/2022. 

Giới tinh hoa của nền báo chí thế giới với các tòa soạn, tập đoàn truyền thông đang dành nhiều kỳ vọng cho thị trường NFT. Quartz, The New York Times, AP News hay South China Morning Post và Tân Hoa Xã đã và đang dành một phần chi phí đầu tư cho lĩnh vực này. Đồng thời, các tác phẩm NFT với giá thành cao không tưởng đã trở thành một nguồn tài chính – đầu tư của công ty. Không chỉ những tòa soạn lớn, với khả năng của mình nhiều nhà báo, phóng viên độc lập cũng đã tự mình tham gia thị trường NFT, tạo nên các tiền lệ nghiên cứu cho giới báo chí thế giới.

Trang bìa NFT của tạp chí Vanity Fair.

Cùng với sự phát triển của công nghệ giúp phát tán thông tin, nâng cao chất lượng hình ảnh, hỗ trợ quá trình tiếp nhận,… báo chí luôn phải bắt kịp những xu hướng đó nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đọc giả. Trong những năm gần đây, ứng dụng phát triển sản phẩm Podcast cho báo chí, tạo nên các ấn phẩm đa phương tiện hay áp dụng công nghệ thực tế ảo/thực tế ảo tăng cường đã tạo nên sự thay đổi lớn cho ngành báo chí toàn cầu. Và nay, cùng với NFT, báo chí có thêm một mũi nhọn thử nghiệm và phát triển, tạo nên hiệu quả đầu tư cho tương lai với tiềm năng là các vũ trụ ảo đang được xây dựng.

Với kho tàng tư liệu lớn của chính mình cùng sức sáng tạo, thích ứng nhanh nhạy, các tòa soạn, công ty truyền thông tại Việt Nam có thể nghiên cứu và xây dựng nên các sản phẩm NFT phù hợp với nhu cầu của “cá voi tiền điện tử”. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để báo chí Việt Nam nâng tầm giá trị những tác phẩm lịch sử khi xây dựng các bộ sưu tập NFT ý nghĩa. Việc đấu giá các tác phẩm nghệ thuật hoặc mang tính sự kiện, thời sự cũng đang là xu hướng thịnh hành dành cho NFT báo chí. Từ đó, góp phần tạo nên nguồn thu cũng như giá trị truyền thông cho ngành báo chí Việt Nam.

Khánh Trinh

Tạp chí Người Làm Báo số tháng 5

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top