Tạo sức lan tỏa hơn nữa cho Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư

Ngày 19/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022-2023.

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh Thu Trang

Qua 3 lần tổ chức, Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cơ quan báo chí và nhân dân. Uy tín và chất lượng của Giải ngày càng được nâng lên, thực sự trở thành hoạt động có ý nghĩa chính trị, thu hút sự quan tâm tham gia hưởng tích cực của đông đảo các cơ quan báo chí, các nhà báo trong cả nước và sự ủng hộ của nhân dân.

Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư đã công bố dự thảo thể lệ giải. Trong đó nêu rõ, các tác phẩm tham dự giải tập trung phản ánh việc phổ biến, tuyên truyền kết quả tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Phát hiện, đấu tranh, lên án những hiện tượng, hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đấu tranh, lên án các biểu hiện bè phái, cục bộ địa phương và "lợi ích nhóm", suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...

Bên cạnh đó, các tác phẩm dự giải cần tập trung phản ánh vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế giám sát của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; phát hiện, giới thiệu, tuyên truyền những điển hình tiên tiến, những kinh nghiệm hay, những thành tựu, kết quả, những cách làm có hiệu quả của các cơ quan Trung ương, các địa phương, cơ sở trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân...

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Kỳ Anh 

Tác phẩm tham dự Giải là các tác phẩm được các cơ quan thông tấn báo chí trong nước sử dụng từ ngày 13/11/2021 đến 31/8/2023. Các loại hình báo chí tham dự Giải gồm báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình.

Thời gian tiếp nhận bài từ ngày phát động đến ngày 31/8/2023 (tính theo dấu bưu điện). Cơ cấu giải thưởng gồm: Giải Đặc biệt, A, B, C và Khuyến khích cho các loại hình báo chí, trong đó, giải đặc biệt trị giá 100 triệu đồng.

Các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải đã tập trung thảo luận, tham gia ý kiến đối với các dự thảo kế hoạch triển khai, thể lệ giải lần thứ tư; cho ý kiến vào nội dung yêu cầu cơ cấu giải đã được đề cập trong thể lệ Giải, thảo luận thống nhất phân công nhiệm vụ cụ thể với từng thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức giải... nhằm tạo sức lan tỏa hơn nữa cho Giải báo chí toàn quốc  phòng chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022-2023 tới đông đảo các cơ quan báo chí và nhân dân.

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, để Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư được đổi mới cả về nội dung và công tác tổ chức, tạo động lực thu hút sự tham gia đông đảo của các cơ quan báo chí, phóng viên và người dân cả nước, cần cập nhật, cụ thể hóa những chủ trương mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt là nội dung Kết luận số 12-KL/TƯ, ngày 6/4/2022, của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cần mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước và xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân vào thể lệ giải lần này. Chú trọng phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…

TH

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top