Tầm quan trọng của việc bảo mật giữ liệu cá nhân

Thạc sỹ Trần Mạnh Hùng cho biết nhiều người vẫn đang có thói quen chia sẻ những dữ liệu cá nhân quan trọng như: Số điện thoại, tên tuổi, số căn cước công dân, hộ chiếu… một cách dễ dãi. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ bị xâm phạm dữ liệu cá nhân của Việt Nam luôn nằm ở mức cao trên thế giới.

Nhằm giúp người dân thực hiện tốt bảo mật dữ liệu, đảm bảo tính toàn vẹn của các thông tin cá nhân, bảo vệ quyền riêng tư và tránh được những hệ lụy, ngày 8/10, Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM phối hợp cùng Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông tổ chức chương trình giao lưu sách chuyển đổi số chủ đề “Khai phá dữ liệu số, thành công chuyển đổi số”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của tuần lễ Chuyển đổi số TP.HCM 2023.

ThS Trần Mạnh Hùng chia sẻ về cuốn sách "Hướng dẫn của Determann về pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân - Hoạt động tuân thủ của doanh nghiệp trên phạm vi quốc tế".

Dữ liệu cá nhân cần được chú ý bảo mật

Nội dung cuốn sách “Hướng dẫn của Determann về pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân - Hoạt động tuân thủ của doanh nghiệp trên phạm vi quốc tế” hướng đến đông đảo đối tượng độc giả như; các nhà quản lý, hoạch định chiến lược, chính sách, mỗi doanh nghiệp, cá nhân cũng như công ty luật tư nhân, chuyên viên phụ trách bảo vệ dữ liệu, nhà khoa học dữ liệu, chuyên gia bảo mật thông tin, nhà phát triển sản phẩm, người quản lý hoạt động tiếp thị đang phải đối mặt với các vấn đề về bảo mật và an ninh dữ liệu.

Cuốn sách đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng trên thế giới như Trung Quốc, Đức, Hungary, Ý, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Nga, Tây Ban Nha và tiếp tục được xuất bản thêm các thứ tiếng trong thời gian tới. Ấn phẩm do nhiều người dịch, trong đó ThS Trần Mạnh Hùng và Trương Tấn Dũng là hai người dịch chính.

Ông Mạnh Hùng cho biết hiện nay nhiều người vẫn đang có thói quen chia sẻ những dữ liệu cá nhân quan trọng như: tên tuổi, số điện thoại, số căn cước công dân, hộ chiếu… một cách dễ dãi. Đó cũng chính là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ bị xâm phạm dữ liệu cá nhân của Việt Nam luôn nằm ở mức cao trên thế giới.

Dữ liệu cá nhân là thứ tài sản vô hình, đôi khi còn quý hơn cả kim cương. Nó đang được khai thác sử dụng và biến thành lợi thế thương mại rất cao trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty công nghệ.

Theo ông Hùng, trên mạng hiện nay, dữ liệu cá nhân cũng là đối tượng bị xâm hại và rao bán nhiều nhất. Vì vậy, đã đến lúc người sở hữu thông tin cần kỹ lưỡng hơn để tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình trước khi sử dụng đến các biện pháp của pháp luật.

Cần có chế tài, giải pháp hữu hiệu để xử lý vi phạm dữ liệu cá nhân

Tại chương trình, ThS Trần Mạnh Hùng cho rằng, người Việt Nam vẫn còn dễ dãi trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Chỉ đến gần đây, khi Nghị định 13 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân được ban hành thì ý thức của người dân, đặc biệt là các doanh nghiệp, mới bắt đầu cao hơn. Tuy nhiên, Nghị định số 13 mới chỉ tập trung những vấn đề pháp lý về các cơ chế bảo vệ dữ liệu cá nhân, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc kiểm soát và bảo vệ dữ liệu.

Tại sự kiện, bà Ngô Thị Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông chia sẻ thêm, với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trước sự phát triển chóng mặt của công nghệ số, một số quốc gia đã xây dựng thành công những cơ chế bảo vệ dữ liệu và được áp dụng mạnh mẽ thông qua luật pháp, trong khi nhiều khu vực và quốc gia khác mới đang trong giai đoạn xây dựng pháp luật về vấn đề này.

Về nội dung này, ông Trịnh Hữu Anh, Trưởng phòng Xuất bản - In - Phát hành (Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM) nhấn mạnh, việc tạo lập, kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu giữa các tổ chức, doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số nhanh tại Việt Nam nói chung và tại TP. HCM nói riêng trên cả 3 trụ cột: chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, phân tích dữ liệu số là hoạt động giúp các tổ chức, doanh nghiệp xác định các cơ hội mới, đưa ra quyết định đúng đắn hơn và nâng cao hiệu quả hoạt động. Và bảo mật, an ninh dữ liệu là một trong những vấn đề được đặt ra đầu tiên.

Sách hướng dẫn của Determann về pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân - Hoạt động tuân thủ của doanh nghiệp trên phạm vi quốc tế .

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần rà soát lại cơ quan pháp chế của mình để tìm ra người am hiểu về các bước tuân thủ việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Từ nghị định 13, Quốc hội nên ban hành một bộ luật cao hơn và cụ thể hơn để bảo vệ dữ liệu cá nhân. Doanh nghiệp hiện cũng chưa có một bộ phận chuyên trách trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng. Trong dự thảo nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng sắp ban hành, mức phạt cao nhất cho những vi phạm về dữ liệu cá nhân chiếm 4% trên tổng doanh thu ròng. Đây sẽ là một chế tài rất nghiêm khắc cho các doanh nghiệp cố tình xâm phạm dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.

                                                                                                                                                  PV

 

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top