Sự thật & Hy vọng

“Ngụp lặn” trong thế giới vần vũ do Covid-19 làm xáo trộn, báo chí thế giới luôn cố gắng là người nắn dòng thông tin, đem lại hình ảnh một thế giới thật được phản ánh trong những trang sử mỗi ngày. Đồng thời, những tờ báo cũng mang hy vọng và năng lượng tích cực lan tỏa trong tuyến bài viết, để mỗi cá nhân nâng cao tinh thần, đồng lòng chiến thắng đại dịch.

Đội ngũ y tế chúc mừng Tuần lễ điều dưỡng quốc gia và ngày Quốc tế điều dưỡng tại thành phố New York, ngày 12/5/2021

“Đại dương” thông tin về Covid-19

Trong một chia sẻ với Trung tâm Thông tin khu vực của Liên hợp quốc, ông Yves Herman, nhiếp ảnh gia chính cho Reuters tại khu vực Benelux (bao gồm 03 nước Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua) đã nói: “Bất chấp những rủi ro, tôi cảm thấy đại dịch Covid-19 là một chủ đề quan trọng cần phải theo sát đưa tin. Theo tôi, đó là một trong những câu chuyện duy nhất trên thế giới, ảnh hưởng đến tất cả mọi người”.

Quả thực, đại dịch Covid-19 do biến chủng của Virus SARS-CoV-2 gây nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường nhật của người dân và kế hoạch phát triển kinh tế ở tầm vĩ mô của các tổ chức và quốc gia trên toàn thế giới trong gần 2 năm qua. Bởi tính nghiêm trọng đó, báo chí đã luôn bám sát chủ đề. Cụm từ Covid-19 đã xuất hiện trên trang nhất và bản tin đầu tiên của các cơ quan báo chí trên toàn thế giới.

Và giữa đại dương thông tin phổ biến trên các trang mạng xã hội cũng như từ thế giới truyền thông khổng lồ, báo chí đang thực hiện nhiệm vụ ngày càng khó khăn trong thời đại nhiều biến chuyển tiêu cực: Đó là nắn dòng thông tin, mang đến sự thật cho người đọc. Nhờ đó, ổn định tư tưởng và định hướng hành động cho người dân trước những quyết sách quan trọng nhằm đối phó với đại dịch.

“Bệnh truyền nhiễm thông tin”

Cùng với sự phổ biến của cụm từ đại dịch (pandemic), giới học thuật trong ngành y tế và truyền thông đang lên tiếng cảnh báo về “bệnh truyền nhiễm thông tin” (infodemic-kết hợp giữa từ information và pandemic). Khi con người lo sợ hoặc mù mờ về thông tin, thậm chí do cách tiếp cận thông tin sơ sài, tin giả, tin sai sự thật và thông tin sai lệch dễ dàng bị lan truyền trong không gian mạng. Mạng xã hội, các trang web và không gian số nói chung là môi trường miễn phí cho “virus thông tin” lan truyền với tốc độ nhanh chóng.

Trong một báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vào tháng 3/2020, gần 6.000 người trên toàn cầu đã phải nhập viện vì thông tin sai lệch về dịch bệnh. Trong khoảng thời gian trên, các nhà khoa học cũng cho biết, ít nhất 800 người đã chết vì tiếp nhận thông tin không chính xác về Covid-19. Cái chết là kết cục thực tế và đáng sợ mà “bệnh truyền nhiễm thông tin” có thể gây ra.

Báo chí truyền thông trong cuộc chiến phòng chống đại dịch Covid-19

Trong nỗ lực hoàn thành chiến dịch tiêm chủng diện rộng trên toàn thế giới, nhiều quốc gia đối mặt với tình trạng thông tin sai lệch về việc tiêm phòng Covid-19. Nhiều thông tin lan truyền rằng, tiêm chủng sẽ gây nên tình trạng biến đổi ADN, nhiều người lại cho rằng vắc-xin là không cần thiết.

Tại quốc đảo Papua New Guinea, giới chức nước này gặp khó khăn trong việc khuyến khích người dân thực hiện kế hoạch tiêm chủng do ảnh hưởng tiêu cực từ thông tin sai lệch và sự thiếu hiểu biết của người dân. Quốc gia này đã phải tổ chức chiến dịch tuyên truyền về tiêm chủng trên mạng xã hội Facebook, đồng thời hướng dẫn cách phân biệt tin tức giả trên không gian ảo. Cùng với các thông tin sai lệch về y tế, cách phòng, chống Covid-19, tin giả, thông tin sai lệch còn gây ra sự hoang mang, lo sợ và thù ghét trong cộng đồng, xã hội.

Cordula Schnuer, một phóng viên đến từ Tạp chí tiếng Anh tại Lúcxăm-bua cho biết: “Bạn có thể tìm thấy mọi thứ trên Internet. Trên các phương tiện truyền thông xã hội, mọi người chia sẻ thông tin về điều mà họ còn chưa đọc kỹ. Tìm kiếm một nguồn thông tin đáng tin cậy là điều quan trọng trong thời đại này”.

Và báo chí chính là “vắc-xin sự thật” cho “bệnh truyền nhiễm thông tin”. Thông tin trên mặt báo thường được kiểm duyệt qua nhiều cơ chế “lọc”. Trước hết từ nguồn tin đáng tin cậy của chính phủ, các đơn vị y tế và chuyên gia, sau đó được lựa chọn đưa tin kỹ bởi phóng viên và tòa soạn Đội ngũ y tế chúc mừng Tuần lễ điều dưỡng quốc gia và ngày Quốc tế điều dưỡng tại thành phố New York, 12/5/2020 là đơn vị duyệt cuối cùng, để thông tin luôn đúng, chính xác và có tỷ lệ đính chính thấp gần bằng 0.

Đồng hành và sát cánh với hệ thống truyền thông của chính phủ, báo chí là cánh tay đắc lực và nối dài để thông tin “lành mạnh” đến mọi người, gõ cửa mọi nhà và giảm thiểu sự tin cậy của người dân vào các nguồn thông tin khác. Bên cạnh đó, mang trong mình niềm lạc quan, báo chí truyền năng lượng tích cực để người dân của mỗi quốc gia và toàn thế giới quyết chiến cùng đại dịch.

Thông tin về Covid-19 luôn được các phóng viên, nhà báo cập nhật liên tục

Hy vọng trên mỗi trang báo

Giữa mịt mùng của dịch bệnh, trên các trang báo luôn sáng lên những tia hy vọng giúp con người có thêm năng lượng tích cực để sống tốt mỗi ngày. Điều đẹp nhất phải kể đến chính là hình ảnh của lực lượng y tế trên toàn thế giới đã luôn dũng cảm chiến đấu với dịch bệnh. Vết hằn trên gương mặt do dùng đồ bảo hộ suốt ngày dài, một giấc ngủ thiếp ngay trên sàn phòng làm việc, những lời nhắn nhủ chân thành của đội ngũ y tế đến người dân,… đó là những điều cảm động và phi thường nhất mà tuyến đầu chống dịch trên toàn thế giới đã làm trong thời gian qua.

Chính những hình ảnh mang nhiều thông điệp đó đã động viên người dân toàn thế giới quý trọng cuộc sống thường nhật hằng ngày và thực hiện nhiều biện pháp giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh.

Tác nghiệp báo chí trong bối cảnh Covid-19. Video: VTV4

Các tòa soạn trên toàn thế giới đã luôn đồng hành cùng sự thăng trầm, mệt mỏi nhưng vô cùng dũng cảm của hệ thống y tế. Để qua đó, mỗi trang viết đều mang hy vọng nhỏ nhoi từ các bệnh viện dã chiến đến với người dân, kết nối mọi người đồng lòng dưới tấm khiên của tuyến đầu chống dịch.

Đại dịch cũng mang đến những hình ảnh thú vị và xúc động về tình cảm giữa mọi người. Tại Mỹ, đại dịch Covid-19 đã gây chia rẽ giữa cộng đồng người Mỹ gốc Á với một số người khác. Đã có nhiều người da màu, da trắng tấn công người gốc Á ngay tại khu vực công cộng. Mặc dù vậy, bà Alicia Wong và chồng, một gia đình người Mỹ gốc Á tại thành phố Oakland (Mỹ) đã không khép lòng lại với cộng đồng mà vẫn mang đến món quà đặc biệt mỗi ngày cho chiến dịch Black Lives Matter (Mạng sống của người da đen cũng đáng giá).

Doanh nghiệp gia đình của bà tạo nên món bánh vận may, ghi lại những câu nói về quyền bình đẳng trong thân bánh, và trao tặng cho người biểu tình hoặc bán cho người dân. Các nhà lãnh đạo địa phương mô tả sự kết hợp giữa đại dịch và phong trào Black Lives Matter đã thay đổi mối quan hệ của các nhóm người trong cộng đồng nơi đây.

Bên cạnh đó, những hình ảnh tích cực trong chiến dịch đóng cửa của nhiều quốc gia được truyền tải trên các trang báo để lại dư vị trong lòng người đọc: Niềm vui, sự ngộ nghĩnh, nhưng có cả nỗi buồn và trên hết là hy vọng.

Thông điệp “Hãy ở nhà”

Thông điệp “Hãy ở nhà” được chiếu trên đỉnh núi Matterhorn, Thụy Sĩ nhằm kêu gọi mọi người đoàn kết trong chiến dịch y tế lớn nhất của thế giới. Mọi người ở nhà, nhưng để lại thông điệp lành mạnh trên ô cửa kính. Và một nghệ sỹ đàn cello cách ly tại nhà nhưng vẫn chơi nhạc ở ban công để mọi người cùng thưởng thức,…

Hàng trăm hình ảnh đẹp cho một hy vọng vững vàng trong lòng mọi người dân toàn cầu được ghi lại trên trang báo. Để hôm nay mọi người cùng vững vàng, và mai sau cho một kỷ niệm đẹp./.

Khánh Trinh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top