Sứ giả môi trường - Vì một Việt Nam xanh

12:49 17/04/2023 - Danh mục
Sáng ngày 16/4/2023, tại Khu di tích Đền Sóc Sơn, Hà Nội, Viện Môi trường và Năng lượng tái tạo phối hợp với Trung tâm Quản lý Khu Du lịch – Di tích Đền Sóc Sơn và các đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Sứ giả môi trường - Nhà quản lý Doanh nhân  trồng cây Vì một Việt Nam xanh”. Tham dự chương trình có hàng trăm đại biểu là Nhà quản lý, Doanh nhân. 

Các đại biểu tham gia lễ trồng cây thực hiện nghi thức dâng hương tại Đền Gióng.

Đền Sóc Sơn (hay còn gọi là Đền Gióng) thờ Thánh Gióng, tức Phù Đổng Thiên Vương, một trong Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, được dựng trên núi Vệ Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Theo truyền thuyết, Thánh Gióng là người có công giúp Vua Hùng Vương dẹp giặc Phương Bắc, sau đó cởi áo giáp sắt cùng ngựa bay về trời. Biết ơn người anh hùng dân tộc, nhân dân ta lập đền thờ và mở hội vào ngày 6-8 tháng Giêng hàng năm. Năm 2010, Lễ hội Gióng ở Đền Sóc được (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.  

Ông Vũ Trường Xuân – Viện trưởng Viện Môi trường và Năng lượng tái tạo công bố phát động Chương trình Sứ giả môi trường - Nhà quản lý doanh nhân trồng cây vì một Việt Nam Xanh.

Trong công bố phát động Chương trình Sứ giả môi trường - Nhà quản lý doanh nhân trồng cây vì một Việt Nam Xanh, ông Vũ Trường Xuân – Viện trưởng Viện Môi trường và Năng lượng tái tạo nhấn mạnh: Với chức năng nhiệm vụ của mình, trong những năm qua, Viện Môi trường và Năng lượng tái tạo đã phối hợp với nhiều cơ quan đơn vị trung ương và địa phương tổ chức nhiều chương trình trồng cây ý nghĩa như: phối hợp với Bộ Tư lệnh Bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng nhiều đồi cây tại khu di tích Đá chông K9; phối hợp với Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng trồng vườn cây khu vực Đền Giếng, phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam phát động phong trào đường cây Bác Hồ, phối hợp với Cục Đào tạo Bộ Công an trồng nhiều vườn cây tại Phú Thọ, Hà Nội… Dâng hương và trồng cây taị Khu vực tượng đài Thánh Gióng không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh trong tín ngưỡng của người Việt, mà còn thể hiện ước muốn góp phần tô điểm cảnh quan tươi xanh Khu di tích Đền Gióng, cho Thủ đô Xanh sạch đẹp và vì Một Việt Nam Xanh; hơn thế nữa là sự gắn kết các nhà quản lý, doanh  nhân  trong công cuộc xây dựng đất nước.

Các đại biểu thực hiện nghi thức trồng cây Sang.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại tá, Tiến sĩ Tống Văn Khuông – Phó Giám đốc Học viện Chính trị Công an Nhân dân cho biết: Chương trình trồng cây là một trong những sự kiện quan trọng mà Học viện Chính trị Công an Nhân dân phối hợp với Viện Môi trường và Năng lượng tái tạo tổ chức trong dịp này. Qua đó, tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi ích 10 năm trồng cây”, tích cực tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái khu vực, góp phần giữ gìn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Đền Gióng.

Các đại biểu thực hiện nghi thức trồng cây Vàng Anh.

Tham dự lễ trồng cây, Thạc sĩ Nguyễn Thùy Dương – Hoa hậu Doanh nhân Thái Bình Dương xúc động chia sẻ: có cơ duyên được trực tiếp trồng những cây Sang, cây Vàng Anh trên đất Thánh là một điều vô cùng ý nghĩa. Với vai trò hoa hậu doanh nhân, cô mong muốn bằng những hành động thiết thực của mình, không những góp phần tôn tạo cảnh quan tươi đẹp của Khu di tích đồng thời nâng cao và lan toả các hoạt động trồng cây, ý thức phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường trong cộng đồng xã hội.

Chương trình có sự đồng hành của các đơn vị: Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội SHB, Hệ thống bloom Spa Nhật bản, thẩm mỹ Hoàng Tuấn,...

Một số hình ảnh tại buổi lễ trồng cây:

PV
 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top