Start up công nghệ bảo hiểm phát hành hơn 5 triệu hợp đồng tại thị trường Việt Nam

Fuse, startup công nghệ bảo hiểm tại Indonesia, cho biết hiện có hơn 5 triệu hợp đồng được Fuse Việt Nam phát hành kể từ khi thành lập vào năm 2021 tại Việt Nam. Với thành công bước đầu này, Fuse Việt Nam thể hiện quyết tâm trở thành công ty insurtech hàng đầu trong nước.

Sau một năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Fuse hiện đang cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô (micro-insurance) giúp người dùng dễ dàng tiếp cận qua các đối tác thương mại điện tử. Gần đây, Fuse áp dụng mô hình đối tác đại lý số B2A2C đã thành công tại thị trường Indonesia cho Việt Nam. Với ứng dụng Fuse Pro - một nền tảng số hóa, các đại lý và cộng tác viên tại Việt Nam có thể chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh trực tuyến.

“Ảnh hưởng của đại dịch đang bắt đầu suy giảm và nhu cầu tại Việt Nam có những tín hiệu tích cực. Chiến lược của chúng tôi là kết hợp công nghệ với kinh nghiệm của mình để đón đầu và thực sự đáp ứng nhu cầu bảo hiểm tại Việt Nam. Đó không chỉ là tăng trưởng kinh doanh mà còn là làm thế nào để giúp nhiều người Việt Nam được bảo vệ từ bảo hiểm một cách dễ dàng hơn,” Andy Yeung, Giám Đốc Điều Hành (CEO) của Fuse, cho biết trong tuyên bố chính thức.

Ông Andy Yeung, Giám đốc Điều hành (CEO) của Fuse và Giám đốc của Fuse Việt Nam, bà Trần Ngọc Diễm Quỳnh

 Andy Yeung, Giám Đốc Điều Hành (CEO) của Fuse và bà Trần Ngọc Diễm Quỳnh, Giám đốc của Fuse Việt Nam.

Giám đốc của Fuse Việt Nam, bà Trần Ngọc Diễm Quỳnh, chia sẻ: “Ngành bảo hiểm tại Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn và còn nhiều cơ hội phát triển, do tỷ lệ thâm nhập thị trường còn tương đối thấp so với các quốc gia Đông Nam Á khác. Đây là cơ hội tốt cho một đại diện công nghệ bảo hiểm như Fuse có thể vận dụng những kinh nghiệm thành công trong việc triển khai và đổi mới công nghệ, giúp thị trường gia tăng tỷ lệ thâm nhập và tiếp cận bảo hiểm.”

Tiềm năng này được phản ánh trong báo cáo e-Conomy SEA 2022 do Google, Temasek và Bain & Company công bố, trong đó dự đoán rằng nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam sẽ đạt tổng giá trị hàng hóa (GMV) là 23 tỷ USD vào cuối năm 2022 và 49 tỷ USD trong năm 2025.

Start-up công nghệ bảo hiểm phát hành hơn 5 triệu hợp đồng tại thị trường Việt Nam

“Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam rất cạnh tranh. Chúng tôi hy vọng có thể lan tỏa làn gió mới vào thị trường khi định vị bản thân là một giải pháp công nghệ hỗ trợ các đối tác khác nhau trong lĩnh vực bảo hiểm. Thông qua ứng dụng Fuse Pro, chúng tôi mang đến giải pháp tối ưu giúp các đại lý và cộng tác viên có thể bán bảo hiểm một cách nhanh chóng, dễ dàng nhờ nguồn sản phẩm đa dạng, tính năng báo giá tức thì, quản lý hợp đồng hoàn toàn trực tuyến với mức hoa hồng cạnh tranh. Qua đó, chúng tôi hỗ trợ khách hàng giải quyết mọi công đoạn mua bán bảo hiểm chỉ với vài cú chạm tay,” bà Trần Ngọc Diễm Quỳnh chia sẻ.

Ông Andy kết luận, “Chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng chuyển đổi bảo hiểm kỹ thuật số có thể giúp nhiều người được bảo vệ hơn, và hy vọng tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm có thể tăng đáng kể trong những năm tới tại Việt Nam cũng như Đông Nam Á.”

VỀ FUSE

Thành lập vào năm 2017, Fuse là công ty tiên phong phát triển nền tảng công nghệ di động nhằm cải tiến các kênh phân phối bảo hiểm, từ đó nâng cao hiệu quả và trải nghiệm cho người dùng. Chúng tôi ra mắt ứng dụng di động đầu tiên trong lĩnh vực này, mang tên Fuse Pro với mục đích hỗ trợ các đại lý và cộng tác viên bán, phát hành hợp đồng bảo hiểm nhanh chóng, thuận tiện. Chúng tôi cũng đi đầu trong việc giúp các kênh thương mại điện tử như Tokopedia ra mắt sản phẩm bảo hiểm vi mô đính kèm với giao dịch nạp tiền điện thoại đầu tiên từ năm 2018 và chính thức được chỉ định là đối tác công nghệ bảo hiểm chiến lược của họ kể từ quý 3 năm 2021 để hỗ trợ tất cả các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Đội ngũ nhân sự của Fuse gồm hơn 500 người, với 24 văn phòng đại diện khắp Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc, để hỗ trợ các công ty bảo hiểm địa phương và đối tác phân phối của chúng tôi phục vụ khách hàng của họ tốt hơn.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top