SHB tham gia chương trình tài trợ thương mại toàn cầu của IFC

13:07 29/09/2023 - Kinh tế
Ngày 29/09/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn -– Hà Nội (SHB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã ký thỏa thuận tham gia chương trình tài trợ thương mại toàn cầu (GTFP) của IFC.

Theo nội dung thỏa thuận, SHB tham gia GTFP với tư cách là ngân hàng phát hành với hạn mức bảo lãnh tài trợ thương mại ban đầu do IFC cấp lên đến 75 triệu USD.

SHB tham gia Chương trình tài trợ thương mại toàn cầu của IFC.

GTFP là chương trình cung cấp bảo lãnh thanh toán dành cho các ngân hàng từ các nước đang phát triển. GTFP cung cấp các bảo lãnh toàn phần hoặc một phần nhằm giúp các ngân hàng đối phó với các rủi ro liên quan tới quá trình thanh toán thương mại tại các thị trường mới nổi. Bảo lãnh được cấp cho tất cả các giao dịch thương mại tại khu vực kinh tế tư nhân đáp ứng được các tiêu chí của IFC.

Việc tham gia GTFP sẽ giúp SHB mở rộng mạng lưới ngân hàng đối tác toàn cầu, đồng thời góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng về thương mại, hỗ trợ các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước. 

Tổng Giám đốc Ngô Thu Hà chia sẻ SHB sẽ tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp nữ chủ và phát triển các dự án xanh ở Việt Nam.

Tại lễ ký kết, bà Ngô Thu Hà, Tổng Giám đốc SHB chia sẻ: “SHB đã và đang triển khai nhiều chương trình đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, hướng dòng tín dụng đến các dự án xanh, mang lại tác động tích cực đến môi trường, xã hội. Chúng tôi hoan nghênh các chương trình có ý nghĩa như GTFP nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động đối phó với những khó khăn về thanh khoản cũng như xu hướng giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, chương trình cũng sẽ giúp ngân hàng tăng tài trợ thương mại một cách đáng kể cho nhiều công ty xuất nhập khẩu, đặc biệt là trong giai đoạn các nền kinh tế trên toàn thế giới đối mặt với nhiều biến động.”

Cũng tại sự kiện, ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết: “Thương mại là một động lực của tăng trưởng kinh tế, giúp tạo ra việc làm tốt hơn, giảm nghèo đói và gia tăng các cơ hội kinh doanh. Khoản tài trợ thương mại trị giá 75 triệu USD của IFC sẽ giúp nâng cao năng lực của SHB trong việc cung cấp các giải pháp tài trợ thương mại để hỗ trợ tốt hơn các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ chống chịu được các tác động của các cuộc khủng hoảng hiện nay, thúc đẩy thương mại và hỗ trợ tăng cường thanh khoản.”

Việc tham gia GTFP sẽ góp phần thúc dẩy tăng trưởng thương mại, hỗ trợ các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước.

Trước đó, vào tháng 3/2023, SHB và IFC đã ký kết thỏa thuận tín dụng cho khoản vay trị giá 40 triệu USD khoản đầu tiên của tổng gói vay dự kiến 120 triệu USD từ nguồn vốn trực tiếp của IFC có kỳ hạn 3 năm. Khoản vay nhằm hỗ trợ SHB phát triển danh mục cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), trong đó có các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và những doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng. Trong quá trình hợp tác, IFC cùng với các đối tác trong chương trình đã và đang đồng hành hỗ trợ và tư vấn cho SHB trong việc xây dựng chiến lược phát triển, kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế.

Với những giá trị cộng hưởng kể trên, SHB sẽ có thêm nguồn lực và lợi thế để nắm bắt cơ hội, kết nối cung - cầu vốn hiệu quả hơn nữa, cũng như cho các kế hoạch dài hạn để tiếp tục tăng trưởng bền vững đồng thời mang tới cho khách hàng nhiều giải pháp tài chính hiệu quả.

Việc IFC và nhiều tổ chức tài chính quốc tế đồng hành cùng SHB trong thời gian qua tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực của SHB trên thị trường tài chính quốc tế, cũng như chiến lược đúng đắn của ngân hàng trong việc phát triển an toàn, hiệu quả, mạnh mẽ, xây dựng nền tảng, bộ đệm vững chắc giúp SHB tăng trưởng ổn định và bền vững, đáp ứng đầy đủ, toàn diện các tiêu chuẩn an toàn, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

Bảo Châu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top