SeABank đạt lợi nhuận hơn 3.238 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm

17:19 23/07/2024 - Kinh tế
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.238 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2023.

Đặc biệt, số dư CASA tăng cao, đạt 20.038 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước. Các chỉ số kinh doanh khác đều có sự tăng trưởng ổn định và hiệu quả. Bên cạnh đó, SeABank cũng huy động thành công 255 triệu USD từ các tổ chức tài chính quốc tế.

Theo đó, nhờ việc linh hoạt chuyển hướng kinh doanh, tập trung vào công nghệ số và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, 6 tháng đầu năm 2024, SeABank tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định so với cùng kỳ năm 2023.

SeABank đạt lợi nhuận hơn 3.238 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.

Cụ thể, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt hơn 3.238 tỷ đồng, tăng gần 61% cùng kỳ; tổng thu thuần (TOI) đạt 6.011 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ. Đồng thời, thu thuần ngoài lãi (NOII) của SeABank cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng 39% so với cùng kỳ, đạt 1.268 tỷ đồng, tương đương 21,1% trong tổng thu thuần. Các chỉ số về hiệu quả hoạt động đều có sự tăng trưởng tốt so với cùng kỳ như ROE ở mức 16,38% và ROA đạt 1,88%.

Kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng huy động tiền gửi và giấy tờ có giá của SeABank đạt 160.926 tỷ đồng, tăng ròng thêm 16.139 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng mạnh lên 20.038 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 13,4% tổng huy động.

Tổng dư nợ cho vay khách hàng của SeABank đạt 185.959 tỷ đồng, trong đó tín dụng xanh, dư nợ các khoản vay tín dụng xanh tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ chủ động trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm kiểm soát và thu hồi nợ quá hạn nên SeABank luôn bảo đảm an toàn hoạt động với tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,91%.

Tính đến hết ngày 30/6/2024, tổng tài sản của SeABank là 280.658 tỷ đồng và vốn điều lệ ngân hàng ở mức 24.957 tỷ đồng. Hiện tại, ngân hàng cũng đang triển khai phương án phát hành 329 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023, phát hành 10,3 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu tương đương tổng tỷ lệ trả cổ tức cho cổ đông gần 14%, qua đó tăng vốn điều lệ ngân hàng lên 28.350 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm 2024, SeABank tiếp tục nhận được sự tin tưởng và hợp tác của các tổ chức tài chính quốc tế uy tín, giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính cũng như đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, qua đó có thêm nguồn vốn để hỗ trợ khách hàng cá nhân và SME, cũng như nâng cao trải nghiệm khách hàng với việc huy động thành công 255 triệu USD từ các tổ chức tài chính quốc tế, bao gồm: The Norwegian Investment Fund (Norfund) là quỹ đầu tư cho các nước đang phát triển của Chính phủ Na Uy, cấp khoản vay chuyển đổi 30 triệu USD nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp SME, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ tại Việt Nam.

Đặc biệt, SeABank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành trái phiếu xanh lam, trái phiếu xanh lá và nhận được sự tin tưởng đầu tư của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), khi đầu tư 75 triệu USD và Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đầu tư 75 triệu USD. Bên cạnh đó, IFC cũng cấp khoản vay 75 triệu USD cho SeABank nhằm tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm cả doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện.

Với những thành tựu đạt được trong năm qua cùng những đóng góp cho đất nước, cộng đồng và xã hội, SeABank vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận: Tạp chí Forbes vinh danh là một trong những “Ngân hàng tốt nhất thế giới 2024”; Kênh truyền hình CNBC vinh danh là “Ngân hàng tốt nhất châu Á - Thái Bình Dương 2024”; Tạp chí Fortune (Hoa Kỳ) vinh danh trong Bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500 - 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á…, qua đó ghi nhận vị thế của SeABank trong ngành tài chính - ngân hàng cũng như trên thị trường Việt Nam và quốc tế.

Bảo Châu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top